Về đâu nhà cổ?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Thống kê chưa đầy đủ, TPHCM còn hàng trăm căn nhà cổ, biệt thự, công trình kiến trúc nghệ thuật cổ có giá trị văn hóa, lịch sử. Khác với làng cổ ở Hà Nội, phố cổ ở Hội An, nhà cổ ở TPHCM một số nằm rải rác trong nội thành, phần nhiều tọa lạc ở các quận, huyện vùng ven và ngoại thành thành phố...
Tuy nhiên, vừa chịu sự tác động của thời gian, vừa phải gồng mình trong cơn lốc đô thị hóa mạnh mẽ, những ngôi nhà cổ hàng trăm năm tuổi ở TPHCM đang đối mặt với tình trạng xuống cấp nghiêm trọng và có nguy cơ biến mất. 
Gồng mình trong cơn lốc đô thị hóa
So với nhà cổ ở miền Bắc, nhà vườn ở miền Trung, nhà cổ ở Đồng Nai, Bình Dương thì nhà cổ ở TPHCM mang phong cách rất đặc trưng của con người và vùng đất Nam bộ. Kiểu dáng không quá rườm rà, phong thái nhẹ nhàng thanh thoát, không gian thoáng đãng, đồng thời vẫn thể hiện được những đường nét tinh xảo của nét kiến trúc dân gian truyền thống.
Trong nhà cổ, ngoài gian chính để làm nơi bài trí thờ cúng, không gian sinh hoạt xung quanh thường rộng rãi, khuôn viên sân vườn khoáng đạt và cũng thật ấm cúng. Một trong những ngôi nhà cổ được xếp hạng di tích đầu tiên ở TPHCM là căn nhà của cố học giả Vương Hồng Sển. 
 
Nhà cổ của bà Trần Thị Kim Hồng, ở huyện Nhà Bè, TPHCM
Nhà cổ của bà Trần Thị Kim Hồng, ở huyện Nhà Bè, TPHCM
Ngôi nhà cổ của cụ Vương nằm trên đường Nguyễn Thiện Thuật, phường 14, quận Bình Thạnh, gồm 5 gian 2 chái, ngang 15m, sâu 20m, tọa lạc trên mảnh đất diện tích khoảng 750m2.
Lúc sinh thời, cụ Vương Hồng Sển bỏ công tìm kiếm và mua nguyên căn nhà cổ kính này ở vùng ven miệt Phú Xuân - Nhà Bè, sau đó mang về dựng lại gần khu vực chợ Bà Chiểu vào năm 1952.
Gần nửa thế kỷ sống ở đây, cụ Vương đã bỏ nhiều công sức vun bồi để căn nhà mang dáng dấp cổ xưa, những vật dụng trang trí đậm dấu ấn thời gian.
Các tạp chí danh tiếng trên thế giới như Time, Newsweek đã từng đến tìm hiểu, giới thiệu về ngôi nhà chứa đựng nhiều giá trị văn hóa này. 
Căn nhà đến nay vẫn giữ được khá nguyên vẹn hình dáng. Những chiếc cột lớn khá chắc chắn, vững chãi đỡ phần kết cấu phức tạp của ngôi nhà. Mặt trước và bên trong nhà cổ là vô số cấu trúc, hoa văn chạm trổ công phu mang nét cổ xưa. Kèo của ngôi nhà được làm từ những thanh gỗ lớn, nhiều họa tiết điêu khắc tinh xảo, bên trong nhiều nơi bị mối mọt xâm hại. Mái ngói cổ kính và rêu phong, đặc biệt những viên gạch âm dương màu ngọc bích gắn dọc mái hiên được đánh giá là hiếm thấy.
Khi cụ Vương còn sống, quanh khuôn viên căn nhà cổ này rợp bóng cây xoài, sầu riêng… và đẹp nhất là những gốc mai cổ thụ. Tiếc là hiện nay, cây cối hầu như đã bị chặt bỏ hết, thay vào đó là khoảnh sân bêtông. 
Tháng 8-2003, UBND TPHCM đã ban hành quyết định xếp hạng di tích cấp thành phố đối với nhà của cụ Vương Hồng Sển là “Di tích kiến trúc nghệ thuật nhà cổ dân dụng truyền thống”, nghiêm cấm mọi hoạt động xây dựng, khai thác trong những khu vực di tích đã khoanh vùng bảo vệ. 
Xuôi quốc lộ 1A về huyện Bình Chánh, chúng tôi đến ngôi nhà cổ của cụ bà Lê Thị Hạnh ở xã An Phú Tây. Ngôi nhà cổ nằm giữa một khu vườn rộng tĩnh lặng với nhiều cây xanh bao quanh.
Con trai của cụ bà Lê Thị Hạnh là ông Huỳnh Kim Phú, cho biết: Ngôi nhà do ông cố của ông là quan tri huyện Phạm Văn Huynh xây dựng năm nào chưa rõ, nhưng được hoàn thành vào năm 1900.
Trong nhà có treo một bảng hiệu đề 3 chữ Hán là Long Quan Hiệu. Nhà được xây dựng theo kiến trúc kiểu ba gian, hai chái, nóc bánh ú, có 36 cột gỗ đỏ, các đầu kèo đều được chạm khắc hoa văn hình rồng, nền nhà được lót bằng gạch hình lục giác màu đỏ.
Theo các nhà nghiên cứu, loại gạch lục giác này hầu như rất hiếm thấy tại các nhà cổ ở TPHCM. Theo ông Huỳnh Kim Phú, từ đó đến nay, ngôi nhà đã trải qua 2 lần trùng tu. Lần đầu vào năm 1963, gia đình đã thay 3 giàn cửa, cửa sổ, các cây rui, mè do bị mối mọt xâm hại.
Năm 2004, gia đình ông Phú lại một lần nữa trùng tu, phục chế lại giàn cửa bằng gỗ căm xe, thay một số ngói và quét lại các bức tường lâu ngày đã mục, vôi vữa bong tróc. 
Không chỉ lưu giữ hầu như nguyên vẹn đặc trưng kiến trúc cổ xưa, căn nhà cổ này còn mang đậm dấu ấn lịch sử những năm kháng chiến chống Pháp ở Sài Gòn - Gia Định.
Ông Phú cho biết thêm, những năm 1945 - 1946, chính nhờ cái trang thờ rộng lớn của căn nhà và sự tinh ý của vợ chồng bà Lê Thị Hạnh mà nhiều cán bộ cách mạng như: Huỳnh Văn Tiễng, Trần Văn Giàu, Nguyễn Văn Chì, Huỳnh Văn Vàng, Ung Văn Khiêm… đã thoát khỏi sự truy lùng của giặc Pháp trong gang tấc. Về sau, căn nhà này còn là cơ sở hội họp của Ủy ban Kháng chiến hành chánh Nam bộ lúc bấy giờ. 
Gian nan bảo tồn
Đang trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng là căn nhà cổ của bà Trần Thị Kim Hồng ở khu phố 5, thị trấn Nhà Bè, huyện Nhà Bè. Người nhà cho biết, căn nhà được xây dựng năm 1870, kiến trúc kiểu ba gian, hai chái, được chạm khắc nghệ thuật rất công phu, tỉ mỉ.
Nội thất bên trong hầu như toàn bằng gỗ quý, bàn, ghế, tủ thờ bóng nét với thời gian, chạm khắc tinh xảo. Đặc biệt, nhiều đồ trang trí như đèn treo được sản xuất từ thời Pháp, hoành phi, câu đối, liễn, bao lam… được chạm trổ tinh xảo và tương đối nguyên vẹn.
Theo bà Hồng, gia đình bà đã nhiều lần sửa chữa, sơn phết lại vì các bức tường lâu ngày đã mục, nứt toác và phải nâng nền để chống ngập. Bà Hồng cho biết thêm, cùng với căn nhà của bà, cách đó không xa còn có ngôi nhà cổ của ông Nguyễn Kim Chung (xây dựng năm 1879, ở khu phố 7, thị trấn Nhà Bè) đã từng là phim trường của nhiều đoàn phim như: Con thú tật nguyền, Dòng sông không quên, Mùa nước nổi, Ngọn cỏ gió đùa, Người Bình Xuyên... 
Ở thị trấn huyện Hóc Môn, chúng tôi tìm đến nhà của bà Ngô Thị Anh Đào. Người quản lý ngôi nhà cho biết, nhà được xây dựng từ cuối thế kỷ 19 ở Biên Hòa, Đồng Nai. Khoảng năm 1942, chủ nhân ngôi nhà cho di chuyển toàn bộ khung nhà về địa chỉ hiện tại.
Trong khuôn viên rộng 4.000m2, căn nhà có kiến trúc cổ dân gian truyền thống rất điển hình với ba gian, hai chái, mái ngói, nền gạch, nóc trang trí kỳ lân, trên các cột, kèo và bao lam đều có chạm khắc nhiều họa tiết tinh vi.
Bà Anh Đào chỉ chúng tôi xem các đầu kèo, rui mè, vài cây cột hư hại, loang lổ vì mối mọt xâm hại khá nhiều, gia đình bà phải xây thêm khối xi măng làm trụ đỡ bên dưới, mỗi năm đều xử lý mối mọt 2 lần bằng hóa chất…
Tọa lạc trong khu dân cư ở đường Trần Kế Xương, phường 7, quận Phú Nhuận là nhà cổ của bà Trần Thị Ngọc Thảo. Khuôn viên 1.500m2 với sân vườn yên tĩnh, ngôi nhà có niên đại hơn 100 năm này hầu như vẫn giữ nguyên vẹn kiến trúc cổ, ba gian, hai chái, cột kèo gỗ khá chắc chắn, nhưng mái ngói nhiều nơi bị hư hại.
Căn nhà đã một lần thay kèo bằng loại gỗ quý được đặt mua từ Biên Hòa. Chủ nhân cả ba căn nhà đều tâm tư: “Chúng tôi đã trùng tu nhiều lần, nhưng tương lai chưa biết căn nhà còn giữ được đến khi nào”. 
Theo ông Trương Kim Quân, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn và phát huy giá trị di tích TPHCM, khó khăn nhất trong việc bảo tồn nhà cổ ở TPHCM hiện nay là do hầu hết các nhà cổ đều thuộc sở hữu tư nhân, do tư nhân quản lý.
Để bảo tồn và xếp hạng di tích đối với những ngôi nhà có giá trị văn hóa, lịch sử, giá trị kiến trúc nghệ thuật, cần phải được sự đồng thuận của người chủ sở hữu.
Hiện TPHCM mới chỉ có 2 căn nhà được xếp hạng di tích cấp TP là nhà của cụ Vương Hồng Sển và nhà cổ của ông Huỳnh Kim Phú.
Cũng theo ông Quân, theo quyết định phê duyệt mới nhất của UBND TPHCM (Quyết định 923/QĐ-UBND ngày 7-3-2017), trong số 100 công trình, địa điểm đưa vào danh mục kiểm kê di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn TPHCM chỉ có 3 nhà cổ. Đó là nhà ông Nguyễn Văn Thọ, ở xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh, nhà bà Trần Thị Kim Hồng và nhà ông Nguyễn Kim Chung ở huyện Nhà Bè.
Nguy cơ biến mất là có thật
Trong cơn lốc đô thị hóa, nhiều ngôi nhà cổ ở TPHCM bị ảnh hưởng. Không chỉ thế, nhiều ngôi nhà được xem là dấu ấn quý giá của Sài Gòn xưa còn sót lại đang đứng trước nguy cơ biến mất.
Thực tế, đã có nhiều nhà cổ, biệt thự cổ, hoặc biến mất, hoặc bị cải tạo thành hiện đại như nhà ông Phạm Văn Đúng, ở thị trấn Hóc Môn. Nhà xây dựng từ cuối thế kỷ 19, trải qua hai lần trùng tu sửa chữa, hiện nay đã hoàn toàn mang kiến trúc hiện đại; nhà ông Trần Minh Thạc ở Tân Thạnh Đông, huyện Củ Chi, cũng là nhà cổ dân gian truyền thống với vật liệu gỗ, ba gian, hai chái. Năm 2002, chủ nhà trùng tu và kết quả đã khoác chiếc áo kiến trúc hiện đại; ngôi nhà cổ ở số 237 đường Nơ Trang Long và nhà của ông Trương Văn Lánh, cùng ở Bình Thạnh hầu như đã bị xóa hết những dấu vết cổ xưa. 
Minh An (sggp)

Có thể bạn quan tâm

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

(GLO)- Năm 1993, Sở Văn hóa-Thông tin (VH-TT) và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai đã ký kết chương trình phối hợp hành động với nhiều hoạt động thiết thực, trong đó có mô hình “Điểm sáng văn hóa vùng biên”.

Mừng lúa mới trên cao nguyên

Mừng lúa mới trên cao nguyên

(GLO)- Sau khi thu hoạch mùa vụ và đưa lúa về kho, đồng bào Jrai náo nức với lễ mừng lúa mới. Nghi lễ nông nghiệp cổ truyền độc đáo này đã được bà con duy trì từ bao đời nay.

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

(GLO)- Quà lưu niệm từ sản phẩm văn hóa vừa là “sứ giả” du lịch, vừa góp phần đem lại thu nhập cho người dân. Việc tổ chức các cuộc thi tay nghề đan lát, dệt thổ cẩm nhằm tìm kiếm sản phẩm đặc sắc làm quà tặng đã góp phần nâng cao đời sống người dân và thúc đẩy du lịch nông thôn phát triển.

Tiết mục hát dân ca của em Đinh Doanh và đoàn nghệ nhân xã Pờ Tó trong chương trình “Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm” tại huyện Ia Pa. Ảnh: V.C

Cồng chiêng cuối tuần trở lại Ia Pa

(GLO)- Tối 17-11, chương trình “Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm” tiếp tục được tổ chức tại huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai. Chương trình mang đến nhiều tiết mục đặc sắc làm nức lòng người dân và du khách.

Giá trị của liên hoan

Giá trị của liên hoan

Liên hoan Cải lương toàn quốc năm 2024 tổ chức tại TP Cần Thơ vừa khép lại. Bên cạnh những hồ hởi, vui vẻ, nhiều nỗi niềm của sân khấu cải lương truyền thống cũng đã bộc lộ trong mùa liên hoan năm nay.

Chuyện một “công trình sư” Bahnar

Chuyện một “công trình sư” Bahnar

(GLO)- Sau khi hoàn tất việc cắt lúa, ông Chánh thư thái ngồi trò chuyện cùng chúng tôi bên ghè rượu. Phẩm chất nghệ sĩ của người nông dân với tư cách “công trình sư” một loạt công trình, mô hình ghi dấu bản sắc văn hóa tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku) hiện diện trước mặt chúng tôi.

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Cách đây gần 18 năm, trong một số công trình điều tra văn hóa các làng đồng bào dân tộc thiểu số ở TP. Pleiku thì người ta xếp một số buôn làng trong khu vực, trong đó có làng Wâu và Ktu (xã Chư Á) là làng tương đối có giá trị, đưa vào diện bảo tồn và phát triển.

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

(GLO)- Cứ mỗi buổi sinh hoạt, khuôn viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Lơ Pang (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) lại rộn ràng tiếng cồng chiêng. Âm thanh quen thuộc ấy đến từ đôi tay nhỏ bé của các em học sinh thuộc Câu lạc bộ (CLB) Cồng chiêng của trường.

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

(GLO)- Suốt 1 tháng qua, sau khi hoàn tất công việc gia đình, những người nông dân Jrai chân chất, mộc mạc ở tổ 6 (phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) lại say sưa luyện tập đánh cồng chiêng.