Vatican có thể tổ chức đàm phán Nga - Ukraine vào tuần tới?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)-Một tia hy vọng cho tiến trình hòa bình tại Ukraine vừa được nhen nhóm khi Vatican được nhắc đến như địa điểm tiềm năng cho các cuộc đàm phán ngừng bắn giữa Nga và Ukraine trong thời gian tới.

Phát biểu trên đài truyền hình quốc gia Yle ngày 21.5, Tổng thống Phần Lan Stubb nói: "Rất nhiều khả năng là ngay trong tuần tới sẽ diễn ra các cuộc đàm phán kỹ thuật với sự tham gia của Ukraine, Nga, Mỹ và các quốc gia châu Âu".

img-0020.jpg
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Anh Keir Starmer và Tổng thống Mỹ Donald Trump trò chuyện với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (từ trái sang phải) bên lề lễ tang của cố Giáo hoàng Francis tại Vatican ngày 26.4.2025 ẢNH: AFP

Theo ông Alexander Stubb, các cuộc đàm phán mang tính kỹ thuật về một lệnh ngừng bắn có thể diễn ra tại Vatican ngay trong tuần tới. Tuy nhiên, thông tin này hiện vẫn chưa được xác nhận chính thức từ các bên liên quan.

Trước đó, Giáo hoàng Leo XIV đã đề nghị tổ chức các cuộc đàm phán hòa bình giữa Nga và Ukraine tại Vatican. Vị giáo hoàng mới cũng kêu gọi giải quyết hòa bình các cuộc xung đột ở nhiều khu vực khác nhau. Ý tưởng tổ chức đàm phán tại Tòa thánh nhận được sự ủng hộ từ một số nhà lãnh đạo phương Tây, trong đó có Thủ tướng Ý Giorgia Meloni và Tổng thống Mỹ Donald Trump. Đáng chú ý, ông Trump mới đây tiết lộ đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin, trong đó Vatican được đề cập như một địa điểm có thể tổ chức đối thoại.

Dù vậy, phía Nga tỏ ra thận trọng. Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết Moskva đánh giá cao nỗ lực của Vatican, nhưng hiện chưa nhận được đề xuất chính thức nào và cũng chưa đưa ra quyết định về việc tham gia đàm phán tại đây.

Cuộc chiến tại Ukraine đang bước sang năm thứ ba, trong bối cảnh cả hai bên đều chịu tổn thất lớn. Trước đó, một hội nghị hoà bình được dự kiến tổ chức tại Istanbul đã đổ vỡ khi ông Putin từ chối tham dự.

Có thể bạn quan tâm

Nóng hơn cả xung đột Nga- Ukraine

Nóng hơn cả xung đột Nga- Ukraine

(GLO)-  Israel đã tấn công phủ đầu Iran nhằm làm suy yếu chương trình hạt nhân và kho tên lửa đạn đạo của nước này. Tehran sau đó đã có đòn đáp trả. Hai bên tiếp tục “ăn miếng trả miếng”. Tình hình Trung Đông nóng hơn cả xung đột Nga-Ukraine. 

Hiệp định Biển cả (Ảnh minh họa: Ambafrance)

Hiệp định Biển cả đã nhận đủ sự ủng hộ để có hiệu lực: Dấu mốc lịch sử

(GLO)-Hiệp định Biển cả đã nhận đủ sự ủng hộ của 60 quốc gia để có hiệu lực ngay từ đầu năm 2026. Theo Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, 55 quốc gia đã hoàn tất phê chuẩn hiệp định, khoảng 15 quốc gia đang trong quá trình phê chuẩn với ngày cụ thể và 15 quốc gia khác sẽ hoàn tất vào cuối năm.

null