Vào 'vương quốc' tí hon - Kỳ 2: Cười ra nước mắt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nằm ngủ không thể duỗi thẳng chân; trẻ con trong nhà chẳng dám chạy nhảy, nô đùa, chuyện vợ chồng như vụng trộm… bởi nhà chỉ vài mét vuông nhưng có tận mười mấy người cùng sinh sống.

Có nhà vẫn phải ngủ vỉa hè

Ở tuổi sáu mươi, bà Võ Thị Mỹ (ngụ số 23 Nguyễn Thượng Hiền, phường 5, quận 3) có hơn nửa cuộc đời ngủ ở vỉa hè, ngay trước nhà của mình. “Nhà chật chội quá mà tới tận 10 người hiện nay cư ngụ, trong đó có nhiều người già nên vợ chồng tôi dọn ra vỉa hè ở từ lúc lấy nhau tới giờ. Hôm nào trời khô ráo còn đỡ, chứ vào mùa mưa gió là thức cả đêm bởi ướt nên không sao ngủ được” - bà Mỹ kể với giọng bình thản, như đó là một phần cuộc sống của mình bởi đã quá quen với cảnh… thức đêm tránh mưa.

Căn nhà bà Mỹ nằm ngay mặt tiền đường ở quận trung tâm, sát chợ Vườn Chuối, cách bệnh viện Từ Dũ chỉ vài trăm mét và chỉ vỏn vẹn 9m2. Ngay chỗ ngủ ở vỉa hè, bà Mỹ đặt thêm xe bán cà phê, cam vắt kiếm túc tắc đồng ra đồng vào đủ tiền ăn uống qua ngày. Nhìn những chiếc chăn mền xếp gọn gàng bên cạnh xe nước, bà tâm sự, tối ngủ ở ghế bố, còn chồng làm nghề chạy xe ôm, tối về trải chiếc chiếu xuống đất là xong. Giấc ngủ vỉa hè luôn chập chờn chẳng thẳng giấc, bởi xe cộ qua lại lúc nào cũng đông đúc, tấp nập…

Theo lời bà Mỹ, nếu tính đúng tính đủ, căn nhà nhỏ này có tới 20 người, gồm 4 thế hệ cùng sinh sống. Đó là cha mẹ bà Mỹ (đã 90 tuổi), các chị em và con cháu. Các con lớn lập gia đình, ai có điều kiện thì thuê nhà ở riêng, không thì sẽ ở chung. “Nhà tôi là căn duy nhất còn dựng tường bằng ván, mấy nhà bên cạnh cũng nhỏ vậy nhưng đã xây tường và lên thêm 1, 2 căn gác hết rồi. Nghèo quá, lấy tiền đâu mà sửa. Thôi cứ ở được lúc nào hay lúc nấy” - bà Mỹ bộc bạch.

Cách đó không xa, bà Trương Thị Cúc (75 tuổi) cũng ngót nghét gần 20 năm ngủ lề đường vì nhà… siêu mỏng. Căn nhà 2 tầng có chiều ngang chừng 1,5m, dài chưa tới 2m được vá chằm vá đụp, là nơi che nắng che mưa cho 3 mẹ con bà Cúc. “Tôi ở đây từ năm 1975. Mỗi ngày, tôi bán hoa ven đường Nguyễn Thượng Hiền. Đây là nghề từ hồi còn con gái tới lúc lấy chồng, sinh con. Do nhà chật hẹp, chủ yếu để tắm giặt là chính, các con ở trên tầng, còn tôi đem ghế bố ra chỗ bán hoa rồi ngủ luôn tại đó” - bà Cúc nói.

Nhà chật lại đông người, vợ chồng bà Mỹ tận dụng vỉa hè phía trước làm nơi ngủ nghỉ. Ảnh: U.P

Nhà chật lại đông người, vợ chồng bà Mỹ tận dụng vỉa hè phía trước làm nơi ngủ nghỉ. Ảnh: U.P

Có nhà nhưng vẫn ngủ “màn trời chiếu đất” là hoàn cảnh của vợ chồng ông Văn Lâm (66 tuổi). Căn nhà “tí hon” nằm ngay mặt tiền đường Bùi Đình Túy (quận Bình Thạnh) với diện tích tầm 6m2, là nơi sinh sống của 5 người. Đêm xuống, ông Lâm và vợ lấy ghế xếp ra ngủ ở vỉa hè, nhường không gian trong nhà cho con gái và hai cháu nhỏ. Theo ông Lâm, lúc trước nhà cửa cũng rộng rãi nhưng khi mở đường, nhà bị cắt xén chỉ còn một mẩu như hiện tại.

Dở cười dở khóc

Những căn nhà chật chội, nhỏ tin hin nên việc mua sắm đồ dùng gia đình cũng không hề dễ dàng. Ti-vi, tủ lạnh, quạt máy… đều phải đáp ứng đủ các tiêu chí nhỏ nhất, treo được trên tường. Chị Nguyễn Thị Du (hẻm 360 Nguyễn Thị Minh Khai, quận 3) tâm sự, muốn mua cái máy giặt để quần áo nhanh khô khi mùa mưa tới nhưng không có chỗ để. “Nhà chỉ khoảng 5m2 nhưng đông người, trẻ con cũng không dám nô đùa, chạy nhảy vì xung quanh toàn mùng mền, gối chiếu. Ở đây, ai cũng tập tính “đi nhẹ, nói khẽ, cười duyên” nên hầu như không có chuyện xích mích, cãi cọ dù trong nhà có tới hai hộ gia đình cùng sinh sống” - chị Du cho hay.

Trên gác một căn nhà siêu nhỏ được chia thành nhiều ô, quần áo giăng mắc ở trên, người ngủ ở dưới. Ảnh: U.P

Trên gác một căn nhà siêu nhỏ được chia thành nhiều ô, quần áo giăng mắc ở trên, người ngủ ở dưới. Ảnh: U.P

Ở nhà siêu nhỏ, nhiều người chỉ mong có nơi ngủ thẳng chân, không ngập ngụa hàng hóa. Ảnh: Duy Anh

Ở nhà siêu nhỏ, nhiều người chỉ mong có nơi ngủ thẳng chân, không ngập ngụa hàng hóa. Ảnh: Duy Anh

Chị Thu Hằng (29 tuổi, ngụ đường Tôn Đản, quận 4) cho biết, căn nhà do cha mẹ để lại với diện tích tầm 10m2, một lầu là nơi ở của 3 hộ gia đình. Chị Hằng có 2 chị em gái, đến tuổi lập gia đình đều về nhà cha mẹ ở vì thuận đường đi làm, cũng như chưa có điều kiện ra riêng. May mắn, nhà có 3 gác gỗ cho mỗi gia đình. “Không gian nhỏ hẹp, chuyện sinh hoạt vợ chồng cũng rất khó khăn. Nhà gác gỗ nên ai làm gì, các tầng khác đều nghe thấy. Để giải quyết nhu cầu cá nhân, chúng tôi chỉ còn cách thuê nhà nghỉ theo giờ. Chưa kể, cả căn nhà chỉ có một nhà vệ sinh dưới tầng trệt, muốn tắm giặt đều phải chia ca hoặc tranh thủ lúc đêm khuya khi mọi người đã ngủ. Bí bách lắm mới ké hàng xóm hoặc tìm nhà vệ sinh công cộng, vô cùng bất tiện” - chị Hằng nói.

Theo Sở Xây dựng TPHCM, thành phố hiện có hơn 1.000 căn nhà “siêu mỏng, siêu nhỏ” (diện tích dưới mức tối thiểu), tập trung ở các Quận 1, 3 và 5. Trong đó, riêng đường Nguyễn Thượng Hiền, Quận 3 có hơn 30 căn, có căn chưa đầy 2m2; đường Tân Hóa - Lò Gốm (quận 6) có 34 căn; đường Cách Mạng Tháng Tám (quận 3, quận 10, quận Tân Bình) có 82 căn.

Anh Hùng Huy (22 tuổi, ngụ đường Nguyễn Thái Học, quận 1) vẫn chưa nguôi ngoai khi nhắc lại kỷ niệm lần đầu dẫn cô người yêu về ra mắt gia đình. Nhìn căn nhà xập xệ, diện tích 4m2 nhưng ở hơn chục người làm cô người yêu suýt té xỉu. “Cô ấy nói rằng tưởng tôi có hộ khẩu quận 1 thì oách lắm, không ngờ lại ngoài sức tưởng tượng và đề nghị chia tay vì lý do “không phù hợp”. Dẫu vậy, Huy cho biết anh không buồn hay mặc cảm về gia đình, nơi cư ngụ từ khi mới lọt lòng. Nhà nhỏ nhưng đầy ắp tiếng cười, cha mẹ tảo tần buôn thúng bán bưng nhưng con cái đều được học hành đến nơi đến chốn…

Dù căn nhà bé tẹo, mọi người phải ngủ vỉa hè mới đủ chỗ nhưng bà Võ Thị Mỹ cho biết, cách đây vài năm đã có người trả giá tới 4 tỷ đồng nhưng gia đình không chịu bán. Còn hiện tại, đường Nguyễn Thượng Hiền đã trở thành khu phố ẩm thực của quận 3, ngôi nhà ở vị trí đắc địa này đã có giá gấp đôi. “Đây là nhà của ông bà cha mẹ để lại, dù nhỏ thật nhưng đó là kỷ vật vô giá. Hơn nữa, ở đây dễ kinh doanh buôn bán, đi lại cũng thuận tiện nên không ai muốn rời đi” - bà Mỹ nói.

(còn tiếp)

Theo Uyên Phương (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Dìu dặt Kon Chênh

Dìu dặt Kon Chênh

Dìu dặt mấy mươi năm giữ lấy vốn liếng Mơ Nâm trên chốn chênh vênh này, lão nghệ nhân đã có thể yên tâm khi văn hóa của làng mình được mọi người biết đến, nhớ đến, và đổi thay cuộc sống nhờ những điều nho nhỏ.

Đề án 06: Động lực xây dựng tỉnh nhà hiện đại, văn minh - Kỳ cuối: Tháo gỡ điểm nghẽn để về đích đúng tiến độ

Đề án 06: Động lực xây dựng Gia Lai hiện đại, văn minh - Kỳ cuối: Tháo gỡ điểm nghẽn để về đích đúng tiến độ

(GLO)- Triển khai Đề án 06 về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030, các cơ quan, ban, ngành, đơn vị phối hợp chặt chẽ để tháo gỡ những điểm nghẽn, khó khăn, bất cập nhằm thực hiện đúng tiến độ.

Pháo đài Đồng Đăng - kỳ 5: Sức sống thị trấn miền biên viễn

Pháo đài Đồng Đăng - kỳ 5: Sức sống thị trấn miền biên viễn

Tự hào là mảnh đất “phên dậu” của đất nước, nơi có các di tích lịch sử oai hùng như: Pháo đài Đồng Đăng, cửa khẩu Hữu Nghị cùng các danh lam thắng cảnh nổi tiếng, thị trấn Đồng Đăng (huyện Cao Lộc, Lạng Sơn) trỗi mình sau cuộc chiến biên giới 1979, trở thành điểm đến của du khách muôn phương.

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Đối với cư dân sống ở thị trấn miền biên viễn Đồng Đăng, những ngày tháng đối đầu với quân xâm lược tháng 2/1979 giống như những thước phim quay chậm bi thương mà hào hùng. Họ đã sống, chiến đấu cùng bộ đội hiên ngang như thành đồng lũy thép ngay tuyến đầu Tổ quốc.

Tình yêu từ chiến hào: Bất tử Pò Hèn

Tình yêu từ chiến hào: Bất tử Pò Hèn

Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, rất nhiều người lính đã không chỉ cống hiến xương máu, bảo vệ từng tấc đất biên cương, mà còn coi nơi mình chiến đấu là quê hương thứ 2 để ươm mầm tình yêu, cho hạnh phúc hôm nay.

Ở góc Tây Nam

Ở góc Tây Nam

Bà chủ homestay đầu tiên trên đảo Hòn Đốc (Kiên Giang) - Phương Thảo - kể hồi mới theo chồng ra đảo, ở đây cái gì cũng thiếu. Nước ngọt mỗi ngày đều phải chờ xà-lan chở từ Hà Tiên ra, mỗi nhà xách theo một can 30l ra cầu cảng nhận phát nước.

Người 'dò đường' cho lính 'mũ nồi xanh'

Người 'dò đường' cho lính 'mũ nồi xanh'

…Từ Nam Sudan, đất nước vẫn còn non trẻ và đầy rẫy bất ổn này, chúng tôi thấy những gam màu ảm đạm: màu vàng của sa mạc, màu nâu của bùn đất, màu đen của những khẩu súng và đặc biệt là hình ảnh vô cùng đáng thương của những đứa trẻ chăn bò.

"Đã có thầy ở đây..."

"Đã có thầy ở đây..."

Có thầy ở đây, trái tim trẻ thơ được sưởi ấm giữa những giông gió cuộc đời. Có cô ở đây, trẻ thơ vững bước trên hành trình gom nhặt kiến thức. Có thầy, cô ở đây, các em không chỉ học cách viết những con chữ mà còn học cách sống, cách yêu thương, cách đứng dậy sau vấp ngã…

Đổi thay ở làng phong Quy Hòa

Đổi thay ở làng phong Quy Hòa

Làng Quy Hòa, ngôi làng nhỏ nằm nép mình bên bờ biển Quy Nhơn, là nơi trú ngụ cho những bệnh nhân phong trong nhiều thập kỷ. Trải qua nhiều biến động, cùng với tiến bộ của y học, căn bệnh nan y ngày nào đã không còn là nỗi ám ảnh.

Người gieo ánh sáng yêu thương

Người gieo ánh sáng yêu thương

Bị khiếm thị từ nhỏ, song Lã Minh Trường, sinh năm 2001, nguyên Chủ nhiệm Câu lạc bộ Sinh viên khuyết tật TP Hà Nội, đã vươn lên trong học tập, thi đấu thể thao và tích cực hoạt động công tác xã hội trong 5 năm qua.