Văn hóa Phật giáo Việt Nam góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nhiệm kỳ VIII, Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã đạt được những thành tựu Phật sự quan trọng ở nhiều hoạt động, góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ hội nhập.
 

Hòa thượng Thích Thọ Lạc, Trưởng Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (trái) tiếp nhận Bằng Tuyên dương công đức do Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tặng Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam. (Ảnh: Xuân Khu/TTXVN)
Hòa thượng Thích Thọ Lạc, Trưởng Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (trái) tiếp nhận Bằng Tuyên dương công đức do Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tặng Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam. (Ảnh: Xuân Khu/TTXVN)


Chiều 25/9, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Phật sự nhiệm kỳ VIII (2017-2022), đề ra phương hướng công tác Phật sự nhiệm kỳ IX (2022-2027).

Dự Hội nghị có Đại lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam; các chư tôn đức Giáo phẩm Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam; lãnh đạo Ban Văn hóa Phật giáo Việt Nam các tỉnh, thành phố trong cả nước.

Phát biểu tại Hội nghị, Hòa thượng Thích Thọ Lạc, Trưởng Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho biết, nhiệm kỳ VIII (2017-2022), Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam tiếp tục kiên trì, không ngừng cố gắng, giữ gìn, bảo vệ, phát triển Văn hóa Phật giáo Việt Nam; nâng cao chất lượng các hoạt động Phật sự ngày càng đi vào thực tế, trên tinh thần hòa hợp, đoàn kết, thống nhất với phương châm “Đạo pháp-Dân tộc-Chủ nghĩa xã hội” và đạt được những thành tựu Phật sự quan trọng ở nhiều hoạt động, góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ hội nhập.

Cụ thể, Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã tổ chức nhiều hội thảo, tọa đàm khoa học về việc bảo tồn, giữ gìn, phát huy văn hóa Phật giáo Việt Nam; bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng hướng dẫn chương trình (MC); chung tay cùng đất nước phòng, chống đại dịch COVID-19...

Đặc biệt, Ban Văn hóa Trung ương là đã triển khai bài bản, khoa học Đề án “Định hướng đặc trưng văn hóa Phật giáo Việt Nam: Ngôn ngữ, Pháp phục, Kiến trúc và Di sản”, đạt được kết quả những kết quả ban đầu quan trọng là xây dựng một số bài khóa tụng thống nhất và mẫu pháp phục Phật giáo Việt Nam.

Hòa thượng Thích Thọ Lạc nhấn mạnh, với chức năng, nhiệm vụ của mình, Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục đồng hành cùng khát vọng phát triển đất nước, bảo tồn phát huy những giá trị văn hóa Phật giáo dân tộc, kết hợp với sức mạnh thời đại để xây dựng đất nước, nuôi dưỡng tâm hồn và sức sống Việt Nam; xây dựng lối ứng xử văn hóa trong quan hệ với đồng loại và với thế giới tự nhiên cho các thế hệ, tạo nên vẻ đẹp và bản sắc dân tộc; xây dựng mô hình Văn hóa Phật giáo; ứng dụng rộng rãi thành tựu khoa học kỹ thuật, thành tựu của cuộc cách mạng công nghệ 4.0...

Trong nhiệm kỳ 2017-2022, Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam triển khai hiệu quả các đề án văn hóa Phật giáo; tham gia tổ chức thành công Đại lễ Vesak Liên hợp quốc tại chùa Tam Chúc với những nội dung mang đậm bản sắc văn hóa Phật giáo dân tộc trong sự thống nhất, đa dạng; tổ chức nhiều cuộc hội thảo, tọa đàm khoa học, điền dã, khảo sát thực tiễn về văn hóa Phật giáo; thực hiện công tác từ thiện, nhân đạo với tổng giá trị hơn 7 tỷ đồng; đóng góp 1,5 tỷ đồng và nhiều hàng hóa cho công tác phòng, chống dịch COVID-19...

 

Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (đứng) quang lâm chứng minh hội nghị. (Ảnh: Xuân Khu/TTXVN)
Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (đứng) quang lâm chứng minh hội nghị. (Ảnh: Xuân Khu/TTXVN)


Trong nhiệm kỳ IX (2022-2027), Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam sẽ tập trung vào các hoạt động trọng tâm như tiếp tục nghiên cứu, triển khai và phổ biến 4 đề án về pháp phục, ngôn ngữ, kiến trúc và di sản Phật giáo Việt Nam thống nhất trong đa dạng; hoàn thiện các mẫu hoành phi, câu đối bằng tiếng Việt; thành lập Trung tâm Bảo tồn Di sản và Phát triển văn hóa Phật giáo Việt Nam; nghiên cứu, định hướng việc thờ cúng, hiếu hỉ cho các gia đình Phật tử tại gia và tang lễ với các sư trưởng, phụ mẫu các vị xuất gia theo văn hóa nghi lễ Phật giáo Việt Nam...

Sáng cùng ngày, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã tổ chức thành công Tọa đàm khoa học "Kiến trúc Phật giáo," tìm hiểu về những nét đặc trưng tiêu biểu trong kiến trúc Phật giáo Việt Nam tại các vùng, miền, hệ phái Phật giáo; hướng tới việc định ra tiêu chí chung, đặc thù trong công tác tu bổ, tôn tạo, xây mới các ngôi chùa Phật giáo Việt Nam.

Tọa đàm là một trong những hoạt động do Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam chuẩn bị cho Hội thảo khoa học “Kiến trúc Phật giáo Việt Nam thống nhất trong đa dạng” sẽ được tổ chức trong thời gian tới.

Theo Xuân Khu (TTXVN/Vietnam+)

 

Có thể bạn quan tâm

Già làng “2 giỏi” của xã Ia Phí

Già làng “2 giỏi” của xã Ia Phí

(GLO)- Ông Rơ Châm Khir (SN 1954, làng Kênh, xã Ia Phí, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) không chỉ có đôi tay tài hoa vẽ những bức tranh sơn dầu, tượng gỗ dân gian đặc sắc, mà còn là già làng uy tín được cộng đồng tin tưởng.

Phát huy sức mạnh văn hóa

Phát huy sức mạnh văn hóa

Khi các giá trị văn hóa, di sản và nghệ thuật tạo ra lợi nhuận nó không chỉ tự “nuôi sống” mình mà còn góp phần tạo thêm những nguồn lực mới, tác động tích cực đến các lĩnh vực khác của ngành công nghiệp văn hóa.

Đừng để giấc mơ Tây Nguyên ngủ yên trên đỉnh đồi

(GLO)- Người Tây Nguyên làm du lịch không chỉ bằng khu nghỉ dưỡng, mà còn bằng lòng hiếu khách và nghệ thuật kể chuyện. Vậy nên, đừng để giấc mơ Tây Nguyên ngủ yên trên đỉnh đồi mà hãy đánh thức nó bằng chính giọng nói của rừng, bằng bàn tay của bà con và bằng tình yêu với buôn làng của mình.

Qua xứ trầm hương: Di sản văn hóa từ miền duyên hải Khánh Hòa - Bài 1: Di sản văn hóa từ miền duyên hải

Qua xứ trầm hương: Di sản văn hóa từ miền duyên hải Khánh Hòa - Bài 1: Di sản văn hóa từ miền duyên hải

“Khánh Hòa là xứ trầm hương/Non cao biển rộng người thương đi về” - những câu thơ của nhà nghiên cứu Quách Tấn trong biên khảo Xứ trầm hương vừa là sự khẳng định danh xưng của một miền đất, vừa như lời mời gọi lữ khách bốn phương tìm về với thủ phủ của trầm hương Việt Nam.

Kể chuyện buôn làng bằng thanh âm sáo trúc

Kể chuyện buôn làng bằng thanh âm sáo trúc

(GLO)- Ở buôn E Kia (xã Ia Rsai, huyện Krông Pa), ông Hiao Thuyên được biết đến là một nghệ nhân tài hoa khi giỏi cả sáo trúc, biểu diễn cồng chiêng, hát dân ca... Bằng những việc làm thiết thực, ông đã góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc Jrai và xây dựng khối đại đoàn kết ở buôn làng.

Tây Nguyên: Nhịp sống mới dưới những nếp nhà xưa

Tây Nguyên: Nhịp sống mới dưới những nếp nhà xưa

Nhắc đến đại ngàn Tây Nguyên, có lẽ biểu tượng văn hóa “sừng sững” chính là những mái nhà rông, nhà dài truyền thống của đồng bào các dân tộc. Trong những biến chuyển của thời đại, không gian che chở các hộ gia đình và lan tỏa văn hóa cộng đồng ấy khó tránh khỏi những hư hao, nghiêng ngả.

null