Văn hóa là nền tảng xây dựng gia đình hạnh phúc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Năm 2022, công tác gia đình và phòng-chống bạo lực gia đình (BLGĐ) được Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai phối hợp với các ngành liên quan triển khai và đạt được nhiều kết quả ấn tượng, góp phần hoàn thành mục tiêu xây dựng gia đình văn hóa, no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc.

Trao đổi cùng P.V, ông Ngô Tuyến-Trưởng phòng Xây dựng nếp sống văn hóa gia đình (Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch) cho hay: Ngay từ đầu năm, Sở ban hành các văn bản triển khai công tác gia đình và phòng-chống BLGĐ. Đồng thời, tham mưu Ban Chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tỉnh ban hành các kế hoạch và triển khai nhiều hoạt động hiệu quả, thiết thực. Trong đó, Sở tổ chức Cuộc thi viết về chủ đề “Gia đình và phòng-chống BLGĐ” thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Kết thúc cuộc thi, Ban tổ chức đã trao 3 giải nhì, 5 giải ba và 15 giải khuyến khích cho các cá nhân (không có giải nhất).

Ngoài ra, ngành Văn hóa-Thể thao và Du lịch còn phối hợp với lực lượng Công an kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi liên quan đến BLGĐ; bảo vệ quyền và lợi ích của người bị xâm hại; giáo dục, xử lý người có hành vi BLGĐ. Tính đến cuối năm 2022, các địa phương trong tỉnh đã xây dựng được 1.357 “địa chỉ tin cậy”. Đây là ngôi nhà thứ 2 nhằm hỗ trợ các nạn nhân BLGĐ, nạn nhân của nạn tảo hôn.

 Ông Trần Ngọc Nhung-Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch trao giải nhất cho các tác giả tham gia Cuộc thi viết về chủ đề “Gia đình và phòng-chống bạo lực gia đình”. Ảnh: M.Đ
Ông Trần Ngọc Nhung-Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch trao giải nhất cho các tác giả tham gia Cuộc thi viết về chủ đề “Gia đình và phòng-chống bạo lực gia đình”. Ảnh: M.Đ



Ông Võ Văn Sơn-Trưởng phòng Văn hóa-Thông tin huyện Mang Yang-cho biết: Năm 2022, Phòng phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ, Đoàn Thanh niên tổ chức truyền thông phòng-chống xâm hại tình dục, BGLĐ, nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cho gần 1.000 hội viên và ra mắt 3 câu lạc bộ “An toàn cho phụ nữ và trẻ em” tại xã Lơ Pang.

Hội Liên hiệp phụ nữ xã Nghĩa Hưng (huyện Chư Păh) duy trì 23 “địa chỉ tin cậy” tại cộng đồng. Theo bà Phạm Thị Thoa-Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã Nghĩa Hưng: Những “địa chỉ tin cậy” tại cộng đồng được chọn là những gia đình tiêu biểu, hạnh phúc. Tại các buổi sinh hoạt, chi hội thông báo cho các hội viên địa chỉ cần thiết để nếu không may bị bạo lực thì đến để tạm lánh. “Các “địa chỉ tin cậy” đã phát huy hiệu quả. Nhiều trường hợp phụ nữ, trẻ em, đối tượng yếu thế bị bạo hành, xâm hại đến tạm lánh, sau đó được các hội, đoàn thể tư vấn, giải quyết các mâu thuẫn, bất hòa. Nhờ đó, nhiều cặp vợ chồng hiểu ra chuyện, quay lại ở cùng nhau xây dựng hạnh phúc gia đình”-bà Thoa chia sẻ.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác văn hóa gia đình vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần khắc phục như: tình hình BLGĐ vẫn còn xảy ra ở một số địa phương; công tác chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc và phát hiện, xử lý các vụ BLGĐ hiệu quả chưa cao; hoạt động của một số câu lạc bộ phòng-chống BLGĐ còn hình thức, nội dung chưa phong phú, hấp dẫn... Theo ông Ngô Tuyến, nguyên nhân là do công tác tuyên truyền, phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể chưa đồng bộ; đội ngũ cán bộ làm công tác gia đình ở cấp huyện và xã chủ yếu là kiêm nhiệm. Mặt khác, cơ chế thị trường tác động không nhỏ đến tâm lý và đời sống gia đình; tình trạng mất bình đẳng giới, tâm lý e ngại, giấu giếm của các nạn nhân bị bạo lực nên việc phát hiện, giải quyết các vụ BLGĐ gặp nhiều khó khăn.

Ông Nguyễn Văn Hạnh-Phó Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch-thông tin: Năm 2023, Sở tiếp tục tham mưu, xây dựng kế hoạch chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện có hiệu quả các văn bản chỉ đạo của tỉnh về công tác gia đình và phòng-chống BLGĐ. Tiếp tục tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ công tác gia đình cho các xã và các câu lạc bộ. Hỗ trợ tài liệu, kinh phí cho các địa phương triển khai các mô hình, đề án về lĩnh vực gia đình. Cùng với đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền Luật Phòng-chống BLGĐ và các văn bản pháp luật liên quan, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của các cơ quan, ban, ngành của tỉnh về công tác gia đình và phòng-chống BLGĐ.

 

ĐINH YẾN

Có thể bạn quan tâm

Đừng để giấc mơ Tây Nguyên ngủ yên trên đỉnh đồi

(GLO)- Người Tây Nguyên làm du lịch không chỉ bằng khu nghỉ dưỡng, mà còn bằng lòng hiếu khách và nghệ thuật kể chuyện. Vậy nên, đừng để giấc mơ Tây Nguyên ngủ yên trên đỉnh đồi mà hãy đánh thức nó bằng chính giọng nói của rừng, bằng bàn tay của bà con và bằng tình yêu với buôn làng của mình.

Qua xứ trầm hương: Di sản văn hóa từ miền duyên hải Khánh Hòa - Bài 1: Di sản văn hóa từ miền duyên hải

Qua xứ trầm hương: Di sản văn hóa từ miền duyên hải Khánh Hòa - Bài 1: Di sản văn hóa từ miền duyên hải

“Khánh Hòa là xứ trầm hương/Non cao biển rộng người thương đi về” - những câu thơ của nhà nghiên cứu Quách Tấn trong biên khảo Xứ trầm hương vừa là sự khẳng định danh xưng của một miền đất, vừa như lời mời gọi lữ khách bốn phương tìm về với thủ phủ của trầm hương Việt Nam.

Kể chuyện buôn làng bằng thanh âm sáo trúc

Kể chuyện buôn làng bằng thanh âm sáo trúc

(GLO)- Ở buôn E Kia (xã Ia Rsai, huyện Krông Pa), ông Hiao Thuyên được biết đến là một nghệ nhân tài hoa khi giỏi cả sáo trúc, biểu diễn cồng chiêng, hát dân ca... Bằng những việc làm thiết thực, ông đã góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc Jrai và xây dựng khối đại đoàn kết ở buôn làng.

Tây Nguyên: Nhịp sống mới dưới những nếp nhà xưa

Tây Nguyên: Nhịp sống mới dưới những nếp nhà xưa

Nhắc đến đại ngàn Tây Nguyên, có lẽ biểu tượng văn hóa “sừng sững” chính là những mái nhà rông, nhà dài truyền thống của đồng bào các dân tộc. Trong những biến chuyển của thời đại, không gian che chở các hộ gia đình và lan tỏa văn hóa cộng đồng ấy khó tránh khỏi những hư hao, nghiêng ngả.

Biểu tượng vũ trụ trên cây nêu của người Bahnar

Biểu tượng vũ trụ trên cây nêu của người Bahnar

(GLO)- Người Bahnar quan niệm rằng mọi sự vật, hiện tượng đều có sự hiện diện của thần linh và con người phải tôn trọng, thờ cúng. Vì vậy, họ có nếp sống, sinh hoạt văn hóa với hệ thống lễ hội vô cùng phong phú, gắn với vòng đời người và chu kỳ canh tác nông nghiệp.

Những người “giữ lửa” văn hóa Jrai, Bahnar

Những người “giữ lửa” văn hóa Jrai, Bahnar

(GLO)- Ông Rmah Aleo (làng Pan, xã Dun, huyện Chư Sê) và ông Ayó (làng Piơm, thị trấn Đak Đoa, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) là những người “giữ lửa” và lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc đến cộng đồng buôn làng.

null