Ủy ban nhân dân tỉnh trả lời kiến nghị cử tri TP. Pleiku về đưa tiếng Jrai vào chương trình tiểu học

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- 

Ủy ban nhân dân tỉnh trả lời kiến nghị cử tri TP. Pleiku về đưa tiếng Jrai vào chương trình tiểu học để bảo tồn văn hóa và ngôn ngữ của người dân tộc thiểu số.

*Kiến nghị:

Đề nghị UBND tỉnh, các sở, ban, ngành quan tâm đưa Chương trình dạy tiếng dân tộc Jrai vào chương trình đào tạo của bậc tiểu học để bảo tồn văn hóa và ngôn ngữ của người dân tộc thiểu số.

-Trả lời:

Ủy ban nhân dân tỉnh đã có nhiều văn bản chỉ đạo và đã triển khai trong nhiều năm theo Nghị định số 82/2010/NĐ-CP ngày 15-7-2010 của Chính phủ quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên và đã ban hành các Quyết định số 30/2011/QĐ-UBND ngày 28-10-2011 của UBND tỉnh về việc công bố bộ chữ cái và hệ thống âm vần tiếng Jrai và Bahnar; Quyết định số 780/QĐ-UBND ngày 22-11-2011 về việc cho phép dạy học tiếng Bahnar, tiếng Jrai ở cấp tiểu học trên địa bàn tỉnh Gia Lai; Công văn số 456/UBND-KGVX ngày 26-4-2021 của UBND tỉnh về việc thực hiện thông báo kết luận của Thường trực Tỉnh ủy tại buổi làm việc với Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo triển khai thực hiện về việc duy trì, tổ chức các lớp học tiếng Jrai, Bahnar nhằm bảo tồn tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc; Công văn số 1063/SGDĐT-GDDT ngày 19-8-2015 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc “Hướng dẫn dạy học môn tự chọn tiếng dân tộc trong trường tiểu học”; Công văn số 2079/SGDĐT-GDTrHCTTX ngày 15-9-2021 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc duy trì, tổ chức các lớp học tiếng Jrai, Bahnar nhằm bảo tồn tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc; Công văn số 16/SGDĐT-GDTX ngày 3-1-2020 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc tình hình dạy học tiếng dân tộc thiểu số ở cấp tiểu học.

Môn tiếng dân tộc Jrai, Bahnar đã được triển khai dạy học từ khi thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông năm 2006 (Ban hành kèm theo Quyết định số 16/2002/QĐ-BGDĐT ngày 5-5-2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho đến nay thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (Ban hành theo Quyết định số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26-12-2018) với tư cách là môn học tự chọn (không bắt buộc). Những cơ sở giáo dục có nhu cầu và tự nguyện đăng ký tham gia của học sinh; giáo viên giảng dạy đã được đào tạo, bồi dưỡng, nhà trường có đủ cơ sở vật chất đều được mở lớp để giảng dạy các môn học này.

Có thể bạn quan tâm

Bà Ksor H’Nhir (bìa phải, buôn Ma H’Rai, xã Ia Hiao) phấn khởi khi nước sạch được dẫn về tận nhà. Ảnh: H.T

Niềm vui nước sạch về làng

(GLO)- Dự án cấp nước sạch trên địa bàn 2 xã Ia Peng và Ia Hiao (huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) vừa hoàn thành giai đoạn 1. Theo đó, 484 hộ dân nơi đây được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh, đảm bảo an toàn cho sức khỏe cũng như giảm thiểu các bệnh tật liên quan đến nguồn nước.

Tặng con cái 600 công đất trong ngày cưới, Phó Chủ tịch huyện ở Kiên Giang bị cảnh cáo về kê khai tài sản

Tặng con cái 600 công đất trong ngày cưới, Phó Chủ tịch huyện ở Kiên Giang bị cảnh cáo về kê khai tài sản

Ông Bùi Văn Mến - Phó Chủ tịch UBND huyện Giang Thành (Kiên Giang) bị kỷ luật Cảnh cáo do kê khai tài sản không trung thực. Trước đó, dư luận xôn xao khi trên mạng xã hội xuất hiện video vợ ông Mến tuyên bố tặng con gái và con rể 600 công đất, ước tính trị giá khoảng 90 tỷ đồng.

Ia Grăng khó về đích nông thôn mới

Ia Grăng khó về đích nông thôn mới

(GLO)- Ia Grăng là 1 trong 2 xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) trong năm 2025 để huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Tuy nhiên, con đường về đích NTM của xã đang rất gian nan khi chỉ mới đạt 11/19 tiêu chí.