Uống trà sữa thay nước, bị 300 viên sỏi thận

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Cơ thể của một phụ nữ trẻ ở Đài Loan đã tích tụ 300 viên sỏi thận do người này có thói quen uống các loại đồ ngọt như trà sữa để thay nước lọc.

Một phụ nữ 20 tuổi ở Đài Loan, được xác định là Xiao Yu, đã trải qua ca phẫu thuật để loại bỏ hơn 300 viên sỏi thận do thói quen uống trà sữa.

Xiao Yu được đưa đến bệnh viện Chi Mei ở TP.Đài Nam do sốt và đau lưng dữ dội. Theo lời khai y tế, người này trong nhiều năm qua chỉ uống đồ ngọt thay cho nước lọc.

Xiao Yu nói với các bác sĩ rằng các loại nước cô uống bao gồm trà sữa trân châu, nước ép trái cây và rượu, tờ The Indepedent đưa tin. Thói quen bất thường này đã khiến cơ thể cô gặp nhiều vấn đề nghiêm trọng.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Kết quả siêu âm và chụp CT cho thấy thận phải của Xiao Yu bị sưng tấy, chứa dịch và những viên sỏi có kích thước từ 5 mm đến 2 cm, trông giống như "bánh bao hấp nhỏ". Những viên sỏi này tích tụ do tình trạng mất nước mãn tính và tích tụ chất trong thận của nữ bệnh nhân.

Các bác sĩ đã thực hiện ca phẫu thuật để lấy sỏi thận qua da. Sau 2 giờ, họ đã gắp thành công khoảng 300 viên sỏi từ thận của Xiao Yu.

Hơn 300 sỏi thận được lấy ra bằng phẫu thuật ít xâm lấn. Ảnh: Trung tâm Y khoa Chi Mei
Hơn 300 sỏi thận được lấy ra bằng phẫu thuật ít xâm lấn. Ảnh: Trung tâm Y khoa Chi Mei

Sau phẫu thuật, tình trạng của cô gái 20 tuổi đã ổn định và cô được xuất viện vài ngày sau đó.

Bác sĩ Lim Chye-yang, người thực hiện ca phẫu thuật, nói với trang Metro News rằng sỏi thận có thể xuất phát từ các yếu tố như uống không đủ nước hoặc chế độ ăn nhiều canxi và protein. Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của việc uống đủ nước để làm loãng khoáng chất trong nước tiểu, ngăn chặn các chất này tích tụ, làm tăng nguy cơ hình thành sỏi.

Ông cũng lưu ý rằng, trung bình, nam giới ở Đài Loan có nguy cơ mắc sỏi thận cao gấp 3 lần so với phụ nữ.

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cảnh báo tình hình bệnh cúm trong tuần đầu tháng 2 cao hơn hoặc tương đương với thời điểm cao nhất của mùa cúm và số ca nhập viện cũng như tử vong đều tăng.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.