Uống "thuốc lạ" người đàn ông bị rút gân 1 cách đáng sợ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Một người đàn ông bị biến chứng nặng, ngón tay co cứng, biến dạng, mất hết chức năng cầm nắm sau thời gian uống "thuốc" với lời quảng cáo chữa khỏi 100% bệnh vảy nến.
Bệnh viện Da liễu TP HCM sáng 30-10 cho biết, bệnh viện vừa tiếp nhận một trường hợp bị tàn phế bàn tay do uống "thuốc đông y" với lời quảng cáo trị vảy nến.
Bệnh nhân là anh Lê Vĩnh T. (38 tuổi, ngụ Vĩnh Long), nhập viện trong tình trạng biến chứng nặng, các khớp ngón tay co cứng, mất hết chức năng cầm nắm.
Anh T. bị vảy nến đã 12 năm. Nghe lời quảng cáo cam kết chữa khỏi bệnh vảy nến nên anh đã chích, uống các loại "thuốc nam", "thuốc bắc" của các phòng mạch. Hậu quả tốn rất nhiều tiền mà bệnh ngày càng nặng hơn, các khớp tay, chân sưng, biến dạng.
Bàn tay anh T. co rút, biến dạng sau thời gian uống "thuốc đông y" với lời quảng cáo chữa khỏi 100% bệnh vảy nến
 
BS Nguyễn Vũ Hoàng, Phó trưởng Khoa Lâm sàng 2 Bệnh viện Da liễu, cho biết thuốc mà các phòng mạch chích cho bệnh nhân là corticoid. Mặc dù hiệu quả thuốc rất nhanh nhưng sẽ gây những biến chứng nặng nề về sau như biến chứng khớp, loãng xương, tiểu đường, tăng huyết áp, đục thủy tinh thể, tay chân teo tóp, người sưng phù lên...
"Khi ngưng thuốc này, tình trạng vảy nến sẽ bùng phát, đỏ da toàn thân, mụn mủ đầy người, sốt, ăn uống không được, nguy cơ nhiễm trùng, thậm chí nhiễm trùng huyết. Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh nhân vảy nến. Người bệnh cần tìm đến các bệnh viện, cơ sở y tế có chuyên khoa da liễu chữa bệnh ngay từ giai đoạn đầu mới khởi phát mới kiểm soát được bệnh, tránh các nguy cơ bị biến dạng các khớp và tàn phế" - BS Hoàng khuyến cáo.
Nguyễn Thạnh (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.