Ứng dụng khoa học công nghệ để bảo vệ, quảng bá di sản

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ứng dụng khoa học công nghệ để bảo vệ và quảng bá di sản văn hóa là giải pháp ưu việt trong thời đại số hóa. Với tiềm năng, giá trị to lớn về di sản văn hóa và không gian phân bổ rộng, Gia Lai tích cực triển khai giải pháp bảo tồn và quảng bá một cách hiệu quả.

Cuối năm 2021, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình số hóa di sản văn hóa Việt Nam giai đoạn 2021-2030. Chương trình hướng tới mục tiêu xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về di sản văn hóa trên nền tảng công nghệ số để phục vụ công tác lưu trữ, quản lý, nghiên cứu, bảo tồn, khai thác, quảng bá di sản, thúc đẩy phát triển du lịch bền vững. Chương trình yêu cầu bảo đảm tích hợp vào khung kiến trúc chính phủ điện tử và hệ tri thức Việt số hóa. Một trong những mục tiêu cụ thể của chương trình là 100% di tích quốc gia đặc biệt được số hóa và ứng dụng trên các nền tảng số; 100% bảo vật quốc gia, di sản trong Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được số hóa và ứng dụng trên các nền tảng số. Ngoài ra, người làm công tác chuyên môn ngành văn hóa còn phải được đào tạo, đào tạo lại, cập nhật các kiến thức, kỹ năng chuyển đổi số.

 Bộ sưu tập trên 200 chum, chóe thuộc các dòng gốm cổ tại Bảo tàng tỉnh sẽ được quảng bá rộng rãi hơn nếu sử dụng công nghệ scan 3D. Ảnh: Hoàng Ngọc
Bộ sưu tập trên 200 chum, chóe thuộc các dòng gốm cổ tại Bảo tàng tỉnh sẽ được quảng bá rộng rãi hơn nếu sử dụng công nghệ scan 3D. Ảnh: Hoàng Ngọc


Là một nhiệm vụ trọng tâm nhưng trên thực tế hoạt động và hiệu quả mang lại của ngành văn hóa tỉnh còn khiêm tốn. Bảo tàng tỉnh Gia Lai hiện đang lưu giữ hàng chục ngàn hiện vật đại diện cho các mảng màu văn hóa, trong đó có những bộ sưu tập độc đáo, vô giá như sưu tập gốm cổ, trống da trâu, những bộ chiêng quý hiếm, trang sức bản địa độc đáo… Tuy nhiên, do không gian trưng bày hạn chế, khách tham quan chỉ có thể xem được những hiện vật tiêu biểu, số còn lại đành cất kho. Theo ông Hồ Xuân Toản-Phòng Nghiệp vụ Bảo tàng tỉnh, nếu sử dụng công nghệ, nhất là công nghệ scan 3D trong hoạt động bảo tàng sẽ bảo vệ và quảng bá giá trị của hiện vật hiệu quả hơn nhiều.

Công nghệ scan 3D không còn xa lạ trong thời đại kỹ thuật số. Hiện nay, tất cả hình ảnh hiện vật, màu sắc được tái hiện chính xác khi đưa lên môi trường thực tế ảo. Ứng dụng công nghệ này không chỉ quảng bá các giá trị văn hóa thông qua hiện vật mà còn quảng bá du lịch khi người dân, du khách khám phá bảo tàng. Hoặc chỉ với một cú nhấp chuột vào đường link đã có thể trải nghiệm sống động hiện vật trong không gian văn hóa. Ông Hồ Xuân Toản cho biết, một số Bảo tàng trong nước đã ứng dụng công nghệ này vào hoạt động bảo tồn, bảo tàng và đây cũng là xu hướng phổ biến của thế giới. “Mong ước của chúng tôi là bảo tàng tỉnh được trang bị máy scan 3D để scan bộ sưu tập gốm quý cũng như cổ vật các lĩnh vực giúp người xem có thể chiêm ngưỡng hiện vật một cách chân thực, sống động như thật trên nền tảng online khi không có điều kiện tới Bảo tàng tham quan. Scan 3D hiện vật cũng giúp công tác lưu giữ, quảng bá được tốt hơn”-ông Toản nói.

Giá trị di sản văn hóa Gia Lai rất lớn và số hóa toàn bộ tài liệu hệ thống di sản để bảo vệ và quảng bá ở mức cao nhất là yêu cầu cấp thiết. Nhà sử học Dương Trung Quốc trong chuyến khảo sát di sản văn hóa tỉnh Gia Lai mới đây đã nhấn mạnh đến công tác này, đồng thời đề nghị Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch, Cục Di sản quan tâm hỗ trợ để địa phương thực hiện số hóa một cách có hệ thống. Ông nói: “Với tiềm năng di sản văn hóa rất lớn, phân bổ trong không gian rộng, chịu sự tác động từ nhiều phía, địa phương cần ứng dụng khoa học công nghệ số thì mới bảo vệ toàn vẹn được hệ thống di tích, di sản. Làm theo kiểu cũ không còn thích hợp, hiệu quả. Tôi lấy một ví dụ nhỏ về di chỉ khảo cổ học ở An Khê, ngoài khoanh vùng bảo vệ, nếu ứng dụng công nghệ 3D sẽ phác họa lại toàn bộ bản đồ khảo cổ học ở khu vực này. Điều đó giúp người dân và du khách dễ mường tượng bức tranh khảo cổ học một cách sống động, trọn vẹn. Các quốc gia đã dùng công nghệ, ghi hình toàn bộ quá trình khai quật khảo cổ, sau đó phác họa lại bức tranh khảo cổ từ quá khứ đến hiện tại bằng công nghệ số”. Nhà sử học Dương Trung Quốc cũng chỉ ra những hạn chế, thậm chí sai lầm trong công tác bảo vệ di sản, di tích ở các địa phương và nhấn mạnh, muốn khắc phục những tồn tại, hạn chế thì áp dụng khoa học công nghệ là giải pháp ưu việt.

Với nỗ lực đưa sách đến với bạn đọc bằng con đường ngắn nhất, Thư viện tỉnh đã tiên phong trong hoạt động số hóa hàng chục ngàn đầu sách để bạn đọc dễ dàng tìm kiếm thông qua một cú nhấp chuột. Gần 3 năm ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, Thư viện đã linh hoạt thực hiện hàng trăm clip, video giới thiệu sách, đọc sách trực tuyến phục vụ bạn đọc trên nhiều nền tảng như Facebook, YouTube, fanpage, website… Trước đó, từ năm 2020, đợt tổng kiểm kê cồng chiêng toàn tỉnh cũng đã có sự hỗ trợ của thiết bị ghi âm, ghi hình chất lượng cao. Theo Thạc sĩ Nguyễn Quang Tuệ-Trưởng phòng Quản lý văn hóa (Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch), cách làm này ưu việt hơn hẳn so với cách làm cũ là chỉ ghi vào mẫu phiếu giấy. Ngoài ra, ngành văn hóa có cơ sở dữ liệu tin cậy, chính xác để sử dụng lâu dài, hiệu quả, phục vụ công tác bảo vệ và phát huy di sản cồng chiêng Tây Nguyên.

Ngành du lịch cũng đang triển khai cổng du lịch thông minh với hệ thống Cổng thông tin điện tử và ứng dụng “Du lịch thông minh” để kết nối cơ sở dữ liệu của ngành. Cùng với đó, ngành tổ chức các lớp tập huấn cho đội ngũ cán bộ chuyên môn quản lý nghiệp vụ du lịch, văn hóa, di sản; các đơn vị kinh doanh dịch vụ, du lịch… Đây là xu thế tất yếu nhằm kết nối chặt chẽ giữa nhà quản lý, doanh nghiệp và khách du lịch để nâng cao chất lượng phục vụ, đồng thời giúp việc quản lý thuận tiện hơn trên các nền tảng số. Ứng dụng khoa học công nghệ vào hoạt động bảo vệ, quảng bá di sản, di tích, phát triển du lịch ở tỉnh ta cần có bước tiến mạnh mẽ hơn để theo kịp với xu thế chung, trong sự phát triển của công nghệ số.

 

 HOÀNG NGỌC

 

Có thể bạn quan tâm

Sáp nhập đơn vị hành chính gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa

Sáp nhập đơn vị hành chính gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa

(GLO)- Thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị là yêu cầu mang tính sống còn của đất nước trước vận hội phát triển mới. Trong đó, sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã để xây dựng mô hình chính quyền 2 cấp đang được dư luận hết sức quan tâm.

Tục thờ thần Bạch Mã ở vùng Tây Sơn Thượng đạo

Tục thờ thần Bạch Mã ở vùng Tây Sơn Thượng đạo

(GLO)- Thần Bạch Mã (hay còn gọi là Thái giám Bạch Mã, Bạch Mã Thái giám) là vị thần có ảnh hưởng lớn trong đời sống tín ngưỡng dân gian ở vùng Tây Sơn Thượng đạo. Hiện nay, một số đình tại thị xã An Khê còn duy trì việc thờ cúng và gìn giữ sắc phong vua ban cho vị thần này.

'Bảo hiểm' cho di sản

'Bảo hiểm' cho di sản

Tại lễ công bố các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và quyết định xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp thành phố tại TPHCM vào cuối tháng 3 vừa qua, Công ty CP Tư vấn Cảng - kỹ thuật biển (Portcoast) đã trao tặng toàn bộ sản phẩm số hóa của Nhà hát Thành phố cho Trung tâm Nghệ thuật TPHCM.

Vua Lửa: Huyền thoại và hiện thực

Vua Lửa: Huyền thoại và hiện thực

(GLO)- Chuyện về các Pơtao Apui (Vua Lửa) sở hữu gươm thần có quyền năng hô mưa gọi gió không chỉ là huyền thoại mà gắn với dòng chảy văn hóa, lịch sử của người Jrai ở thung lũng Ayun Hạ (huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) suốt nhiều thế kỷ qua.

Những người thầm lặng chăm lo việc làng

Những người thầm lặng chăm lo việc làng

(GLO)- Không chế độ phụ cấp, bổng lộc nhưng nhiều năm qua, các cụ từ, bà vãi trong đội hậu cần, ban nghi lễ tại các đình, miếu trên địa bàn thị xã An Khê vẫn thầm lặng, miệt mài với công việc. Sự tự nguyện ấy xuất phát từ tâm huyết dành cho văn hóa, di sản của cha ông.

Tùy theo điều kiện của từng gia đình để chuẩn bị quy mô lễ cúng lớn hay nhỏ

Gia Lai: Độc đáo lễ thổi tai của người Jrai

(GLO)- Nằm trong chuỗi các hoạt động Lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui huyện Phú Thiện năm 2025, sáng 27-3, tại xã Ia Yeng đã diễn ra lễ thổi tai của người Jrai. Nghi lễ được tái hiện rõ nét giúp du khách hiểu được ý nghĩa văn hóa tâm linh trong đời sống của người Jrai nơi đây.

Lễ cầu mưa trên đỉnh núi thần: Di sản đặc biệt

Lễ cầu mưa trên đỉnh núi thần: Di sản đặc biệt

(GLO)- Trên đời có thực sự tồn tại những con người có quyền năng hô mưa gọi gió? Chính hiện thực và truyền thuyết hư ảo đan cài vào nhau khiến lễ cầu mưa của Yang Pơtao Apui ở thung lũng Ayun Hạ trở thành một hiện tượng đặc biệt, hấp dẫn bởi sự linh thiêng, huyền bí.

Tự hào con cháu Hai Bà Trưng

Tự hào con cháu Hai Bà Trưng

(GLO)- Đền thờ Hai Bà Trưng là di tích quốc gia đặc biệt, tọa lạc tại thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, TP. Hà Nội. Đây cũng là quê hương của Hai Bà Trưng-những nữ tướng anh hùng đã nổi dậy chống quân xâm lược nhà Hán.

Lễ Tế Xuân tại đình làng An Mỹ

Lễ Tế Xuân tại đình làng An Mỹ

(GLO)- Ngày 9-3, tại đình làng An Mỹ (thôn 2, xã An Phú, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) diễn ra lễ cúng đình với các nghi thức long trọng tưởng nhớ công ơn của các vị tiền hiền có công khai hoang mở đất, lập làng và cầu quốc thái dân an.