Ukraine rút khỏi công ước về cấm mìn sát thương cá nhân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tổng thống Volodymyr Zelensky ngày 29.6 cho biết ông đã ký sắc lệnh rút Ukraine khỏi Công ước Ottawa về cấm sản xuất và sử dụng mìn sát thương cá nhân như một bước đi cần thiết trước các chiến thuật của Nga trong cuộc xung đột kéo dài 40 tháng qua.

Tổng thống Volodymyr Zelensky ngày 29.6 cho biết ông đã ký sắc lệnh rút Ukraine khỏi Công ước Ottawa về cấm sản xuất và sử dụng mìn sát thương cá nhân như một bước đi cần thiết trước các chiến thuật của Nga trong cuộc xung đột kéo dài 40 tháng qua.

Ukraine đã phê chuẩn công ước này từ năm 2005. Một số quốc gia láng giềng của Nga, đáng chú ý là Phần Lan, Ba Lan và 3 nước vùng Baltic từng thuộc Liên Xô là Estonia, Latvia và Litva đã rút hoặc bày tỏ ý định sẽ rút khỏi công ước.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Ảnh: Reuters

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Ảnh: Reuters

Trong một thông điệp qua video, ông Zelensky nhấn mạnh rằng Nga chưa từng là thành viên của công ước và "đang sử dụng mìn sát thương cá nhân" cùng với các loại vũ khí khác như tên lửa đạn đạo.

“Chúng tôi hiểu sự phức tạp của quy trình rút khỏi công ước trong thời chiến. Tuy nhiên, chúng tôi thực hiện bước đi chính trị này để gửi tín hiệu cho các đối tác quốc tế về những gì cần tập trung vào. Điều này liên quan đến tất cả các quốc gia có chung đường biên giới với Nga", ông Zelensky nói.

Tổng thống Zelenskiy khẳng định rằng mìn sát thương cá nhân “thường là công cụ không thể thay thế cho mục đích phòng vệ.”

Moscow đã sử dụng mìn sát thương cá nhân rộng rãi tại những khu vực họ kiểm soát ở Ukraine. Kiev xem việc rà phá bom mìn là yếu tố then chốt trong quá trình tái thiết hậu chiến.

Sắc lệnh được công bố trên trang web của Tổng thống Ukraine kêu gọi ủng hộ đề xuất của Bộ Ngoại giao Ukraine về việc "rút khỏi Công ước Cấm sử dụng, tàng trữ, sản xuất và chuyển giao mìn sát thương cá nhân, ký ngày 18.9.1997".

Nghị sĩ cấp cao Ukraine - ông Roman Kostenko, cho biết vẫn cần có sự phê chuẩn của Quốc hội để chính thức rút khỏi công ước.

“Đây là bước đi mà thực tế xung đột từ lâu đã đòi hỏi. Nga không phải là thành viên của công ước này và đang sử dụng mìn trên diện rộng”, ông Kostenko – Thư ký Ủy ban Quốc phòng, An ninh Quốc gia và Tình báo của Quốc hội Ukraine viết trên trang Facebook cá nhân.

“Chúng ta không thể bị trói tay trong khi đối phương không bị bất kỳ ràng buộc nào", ông Kostenko nói, nhấn mạnh rằng quyết định sắp tới của Quốc hội cần khôi phục đầy đủ quyền tự vệ hiệu quả của Ukraine.

Hiện Nga đang gia tăng các hoạt động tấn công tại Ukraine trong những tháng gần đây, tận dụng lợi thế về lực lượng áp đảo. Ông Kostenko không tiết lộ khi nào Quốc hội Ukraine sẽ đưa vấn đề này ra thảo luận.

(Theo Kiều Anh/VOV.VN)

Có thể bạn quan tâm

Oman là quốc gia vùng Vịnh đầu tiên đánh thuế thu nhập cá nhân từ năm 2028

Oman là quốc gia vùng Vịnh đầu tiên đánh thuế thu nhập cá nhân từ năm 2028

(GLO)-Các quốc gia vùng Vịnh từ lâu nổi tiếng với chính sách trợ cấp cho người dân từ nguồn thu dầu khí và thu hút lao động nước ngoài, bằng cách không đánh thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên, Oman sẽ là quốc gia Arab đầu tiên thay đổi sau khi chính sách thuế mới có hiệu lực từ năm 2028.

Quyết định mới của NATO không khiến Nga bận tâm

Quyết định mới của NATO không khiến Nga bận tâm

(GLO)- Tại Hội nghị thượng đỉnh NATO diễn ra mới đây tại Hà Lan, tổng thống Mỹ D. Trump gần như hài lòng việc 32 thành viên tổ chức quân sự lớn nhất thế giới nhất trí tăng chi tiêu quốc phòng. Điều này ảnh hưởng gì đến Nga, cường quốc có mối liên quan chặt chẽ đến địa chính chị châu Âu?

Cựu Tổng thống Hàn Quốc cáo buộc lệnh bắt giữ ông vi phạm nghiêm trọng về pháp lý

Cựu Tổng thống Hàn Quốc cáo buộc lệnh bắt giữ ông vi phạm nghiêm trọng về pháp lý

(GLO)- Ngày 25-6, nhóm luật sư đại diện cho cựu Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã nộp văn bản lên Tòa án Quận Trung tâm Seoul phản đối lại lệnh bắt giữ do công tố viên đặc biệt đệ trình, đồng thời cáo buộc lệnh này đã vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc tố tụng và quyền được bào chữa của ông.

Liên quan gì giữa xung đột Nga- Ukraine và Israel- Iran?

Liên quan gì giữa xung đột Nga- Ukraine và Israel- Iran?

(GLO)- Xung đột Nga- Ukraine vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi cả 2 sắp bước vào cuộc đàm phán thứ 3. Israel và Iran sau 12 ngày nã đạn vào nhau, bên cạnh quyết định tấn công của Mỹ vào Tehran cũng đã tạm ngừng. Liệu có mối liên hệ gì giữa cuộc chiến ở châu Âu và cuộc chiến ở Trung Đông?

null