UBND tỉnh trả lời cử tri về trồng rừng tại Chư Pưh, hỗ trợ hộ chăn nuôi có bò chết do viêm da nổi cục

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai có công văn trả lời cử tri về việc trồng rừng tại huyện Chư Pưh và hỗ trợ hộ chăn nuôi ở Đak Pơ có bò chết do viêm da nổi cục. Báo Gia Lai điện tử trích đăng nội dung công văn trả lời về vấn đề trên.
Cử tri huyện Chư Pưh
Kiến nghị:
Vừa qua, UBND tỉnh, các sở, ngành yêu cầu thu hồi lại kinh phí đã hỗ trợ trồng rừng trên diện tích bị chết không đảm bảo mật độ theo Thông tư 15/2019/TT-BNNPTNT ngày 30-10-2019 của Bộ Nông nghiệp và PTNT (diện tích cây trồng đạt từ 85% mật độ thiết kế trở lên: Nghiệm thu và chi trả 100% diện tích; diện tích cây trồng đạt từ 50% đến 85% mật độ thiết kế: Nghiệm thu thanh toán theo tỷ lệ cây sống; diện tích cây trồng đạt dưới 50% mật độ thiết kế: Không nghiệm thu). Đây là một vấn đề rất khó khăn đối với bà con tham gia trồng rừng trên địa bàn huyện (đa số là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, đời sống rất khó khăn). Do đó, đề nghị UBND tỉnh quan tâm, chỉ đạo các sở, ngành khẩn trương nghiên cứu cây trồng rừng phù hợp để hướng dẫn cho huyện triển khai công tác trồng rừng năm 2021. Đồng thời, không thu hồi kinh phí trồng rừng đối với các hộ được vận động tham gia trồng rừng từ năm 2017-2020.
Ý kiến của Thường trực HĐND tỉnh tại phiên họp ngày 29-6-2022 để thẩm tra kết quả giám sát các kiến nghị, cử tri như sau: 
Thường trực HĐND tỉnh đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo UBND huyện Chư Pưh rà soát, tổng hợp diện tích không đạt tiêu chuẩn nghiệm thu đối với diện tích rừng trồng qua các năm 2017, 2018, 2019, 2020 để tổng hợp báo cáo Bộ Nông nghiệp và PTNT, Chính phủ.
Kết quả thực hiện: 
Tổ chức triển khai thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh về giải quyết kiến nghị cử tri tại Công văn số 2033/VPUB-NC ngày 30-6-2022, theo Báo cáo số 250/BC-UBND ngày 1-7-2022 của UBND huyện Chư Pưh về kết quả rà soát, tổng hợp diện tích không đạt tiêu chuẩn nghiệm thu đối với diện tích rừng trồng qua các năm 2017, 2018, 2019, 2020 là 211,43 ha rừng trồng bị chết do nguyên nhân bất khả kháng. (Tổng kinh phí cần thu hồi là 953.212.000 đồng; đến nay đã thu hồi số tiền là 57.102.000 đồng (kinh phí phát dọn thực bì tạm ứng của huyện: 39.490.000 đồng; kinh phí mua giống tạm ứng tỉnh: 17.612.000 đồng). Số tiền chưa thu hồi được là 896.110.000 đồng). Đối với 211,43 ha rừng trồng bị chết do nguyên nhân bất khả kháng, cũng như số kinh phí UBND huyện chưa thu hồi được, UBND tỉnh tiếp tục giao Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với UBND huyện Chư Pưh và các đơn vị liên quan khẩn trương tham mưu, đề xuất UBND tỉnh báo cáo Bộ Nông nghiệp và PTNT, Chính phủ có chính sách không thu hồi số tiền đã hỗ trợ theo quy định.
Cử tri huyện Đak Pơ
Kiến nghị:
Vừa qua, dịch bệnh viêm da nổi cục trên gia súc đã làm chết 145 con bò của 131 hộ dân, với tổng trọng lượng là 25.461 kg, tổng thiệt hại là 1.145.745.000 đồng. Ủy ban nhân dân huyện đã chủ động xuất nguồn dự phòng ngân sách để hỗ trợ các hộ dân có bò chết là những hộ có hoàn cảnh khó khăn, hộ nghèo, hộ cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số. Để tiếp tục giúp người dân có điều kiện tái sản xuất, đề nghị UBND tỉnh quan tâm, sớm bổ sung ngân sách hỗ trợ các hộ dân chăn nuôi có bò chết do mắc bệnh viêm da nổi cục trên địa bàn huyện Đak Pơ (cử tri huyện Krông Pa cũng có kiến nghị nội dung này).
Ý kiến của Thường trực HĐND tỉnh tại phiên họp ngày 29-6-2022 để thẩm tra kết quả giám sát các kiến nghị, cử tri như sau: 
Ngày 8-4-2022, UBND tỉnh đã có Tờ trình số 686/TTr-UBND về đề xuất hỗ trợ kinh phí để khắc phục thiệt hại do dịch bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò và bệnh dịch tả heo châu Phi năm 2021 trên địa bàn tỉnh Gia Lai, với tổng nhu cầu kinh phí hỗ trợ cho các hộ chăn nuôi có gia súc buộc phải tiêu hủy do bệnh viêm da nổi cục, dịch tả heo châu Phi năm 2021 là 17.291.611.000 đồng, gồm: Ngân sách trung ương hỗ trợ 80% theo quy định tương ứng với số tiền là 13.833.288.800 đồng; ngân sách địa phương đảm bảo 20% tương ứng với số tiền là 3.458.322.200 đồng (theo quy định tại khoản 2a Điều 7 Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 9-1-2017 của Chính phủ). Theo đó, UBND tỉnh đề nghị Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và PTNT xem xét hỗ trợ với số tiền là 13.833.288.800 đồng, nhưng đến thời điểm thẩm tra, tỉnh vẫn chưa nhận được hỗ trợ. Thường trực HĐND tỉnh đề nghị UBND tỉnh tiếp tục kiến nghị các Bộ Tài chính, Nông nghiệp và PTNT hỗ trợ kinh phí để khắc phục thiệt hại do dịch bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò và bệnh dịch tả heo châu Phi năm 2021 trên địa bàn tỉnh. Sau khi có ý kiến của các cơ quan trung ương về vấn đề này, đề nghị UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài chính tham mưu triển khai thực hiện theo quy định.
Kết quả thực hiện: 
Ngày 25-5-2022, Bộ Tài chính ban hành Công văn số 4682/BTC-NSNN về kinh phí khắc phục thiệt hại do dịch bệnh viêm da nổi cục ở trâu, bò và bệnh dịch tả heo châu Phi năm 2021 gửi UBND tỉnh Gia Lai. Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với Sở Tài chính ban hành Công văn số 1728/STC-QLNS ngày 6-6-2022 về đề xuất triển khai Công văn số 4682/BTC-NSNN ngày 25-5-2022 của Bộ Tài chính, trong đó, tham mưu UBND tỉnh trình Trung ương hỗ trợ kinh phí để khắc phục thiệt hại do dịch bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò và bệnh dịch tả heo châu Phi năm 2021 trên địa bàn tỉnh. Dự kiến tiến độ hoàn thành: Sau khi có ý kiến từ Trung ương, ngành sẽ tham mưu UBND tỉnh triển khai thực hiện theo quy định.
(Còn nữa)
GLO
 

Có thể bạn quan tâm

Đak Pơ tiếp nhận 336 đơn vị máu đạt chuẩn

Đak Pơ tiếp nhận 336 đơn vị máu an toàn

(GLO)- Sáng 22-10, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện (HMTN) huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Khoa Huyết học-Truyền máu Bệnh viện Đa khoa tỉnh tổ chức hiến máu tình nguyện đợt 2, năm 2024.

Phường Đống Đa đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo bền vững

Phường Đống Đa đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo bền vững

(GLO)- Xác định giảm nghèo bền vững là nhiệm vụ quan trọng, thời gian qua, phường Đống Đa (TP. Pleiku) đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp. Trong đó, phường chú trọng đa dạng hình thức tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân, động viên bà con tự lực vươn lên thoát nghèo bền vững.