Tỷ lệ tiêm mũi 1, mũi 2 vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi tại nhiều tỉnh, thành còn thấp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Thống kê từ Bộ Y tế, tổng hợp đến hết ngày 1-9, cả nước có 2.680 ca mắc Covid-19 mới; số khỏi bệnh gấp hơn 3 lần số mắc mới, không có tử vong, 107 ca nặng đang được điều trị. Tỷ lệ tiêm mũi 2 vắc xin cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi vẫn còn thấp.

 Tiêm vắc xin phòng Covid-19 ở phường Hội Thương (TP. Pleiku, Gia Lai), Ảnh: Như Nguyện
Tiêm vắc xin phòng Covid-19 ở phường Hội Thương (TP. Pleiku, Gia Lai). Ảnh: Như Nguyện


Từ đầu năm đến nay, Việt Nam có 11.414.359 ca mắc, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ; tỷ lệ mắc trên 1 triệu dân  đứng thứ 112/227 quốc gia và vùng lãnh thổ. Số bệnh nhân khỏi bệnh trong ngày 1-9 là 9.027 ca, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 10.187.787 ca. Số đang thở ô xy là 107 ca. Trung bình số ca tử vong trong 7 ngày qua là 1 ca/ ngày. Tổng số ca tử vong tại Việt Nam đến nay là 43.117 ca, chiếm 0,4% tổng số ca mắc, xếp thứ 24/227 quốc gia và vùng lãnh thổ và xếp thứ 6/49 quốc gia Châu Á, thứ 3 ASEAN.

Cùng ngày, đã có 417.215 liều vắc xin được tiêm, nâng tổng số liều đã được tiêm là 257.063.479 liều. Trong đó, số liều tiêm cho đối tượng từ 18 tuổi trở lên  219.024.904 liều; số liều tiêm cho trẻ từ 12 đến 17 tuổi 22.469.078 liều; số liều tiêm cho trẻ từ 5 đến 11 tuổi là 15.569.497 liều.

Ở nhóm tuổi từ 12-17 tuổi, các tỉnh có tỷ lệ tiêm vắc xin phòng Covid-19 mũi 3 thấp là: Phú Yên, TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa- Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai… và các địa phương có tỷ lệ tiêm cao là: Bắc Giang, Kon Tum, Sóc Trăng…

Ở nhóm tuổi 5-11 tuổi, các địa phương có tỷ lệ tiêm mũi 1 thấp là: Đà Nẵng, Quảng Nam, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bà Rịa- Vũng Tàu; địa phương có tỷ lệ tiêm cao là Bắc Giang, Tuyên Quang, Cà Mau. Ở mũi 2, địa phương có tỷ lệ tiêm thấp là Đà Nẵng, Quảng Nam, 
TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bà Rịa- Vũng Tàu, địa phương có tỷ lệ tiêm cao là Bắc Giang, Sóc Trăng, Cà Mau.

T.S (từ Cổng TTĐT Bộ Y tế, TTXVN online)

 

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ khám bệnh cho chị Ksor Hlai (làng Chan, xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ). Ảnh: N.N

Bệnh lao tiềm ẩn trong cộng đồng

(GLO)- Mỗi năm, toàn tỉnh Gia Lai phát hiện khoảng 700 bệnh nhân lao. Hiện vẫn còn khoảng 40% bệnh nhân lao tiềm ẩn trong cộng đồng, là nguồn lây lan bệnh nếu không kịp thời điều trị. Ngoài ra, số bệnh nhân lao kháng thuốc gia tăng đang là gánh nặng trong công tác phòng-chống lao tại tỉnh.

Bác sĩ Khoa Nội-Nhi-Nhiễm (Trung tâm Y tế TP. Pleiku) thăm khám cho bệnh nhi mắc sốt xuất huyết. Ảnh: N.N

Bệnh truyền nhiễm diễn biến phức tạp

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến phức tạp, đặc biệt là bệnh sởi. Ngoài ra, năm nay còn được dự báo chu kỳ sốt xuất huyết có nguy cơ lây lan thành dịch. Trước tình hình đó, ngành Y tế đã chủ động tăng cường các biện pháp phòng ngừa.

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng chống bệnh sởi

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng-chống bệnh sởi

(GLO)- Theo thống kê của Bộ Y tế, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận khoảng 40.000 trường hợp nghi sởi, 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi; số trường hợp nghi sởi ghi nhận cao nhất tại khu vực miền Nam (57%), miền Trung (19,2%), miền Bắc (15,1%), Tây Nguyên (8,7%).

Bộ Y tế họp khẩn toàn quốc về dịch sởi

Bộ Y tế họp khẩn toàn quốc về dịch sởi

(GLO)- Chiều 15-3, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác phòng-chống bệnh sởi. Tại điểm cầu trung ương, bà Đào Hồng Lan-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì hội nghị.