Tục xăm mặt của đồng bào thiểu số Tây Nguyên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Theo các nhà nghiên cứu, tục xăm mặt, xăm mình có từ thời kỳ đồ đá. Không chỉ là một cách làm đẹp mà theo quan niệm của một số tộc người, hình xăm giúp tránh được vũ khí của kẻ thù lúc lâm trận và là một trong những dấu hiệu để nhận biết người quen, họ hàng.
Một số tộc người như Brâu, Xơ Đăng, Cơ Tu... sinh sống ở vùng Trường Sơn-Tây Nguyên trước đây có tập tục xăm mặt. Người Brâu là một trong những dân tộc có số dân thấp nhất trong cộng đồng các dân tộc ít người ở nước ta, sinh sống ở làng Đak Mế (xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum). Phụ nữ Brâu có tục xăm mặt và cà răng, căng tai.
Nhiều nhiếp ảnh gia đã đến tận làng người Brâu để ghi lại những bức chân dung của các cụ bà còn lưu giữ dấu vết hình xăm trên gương mặt của mình. Trong đó phải kể đến cụ bà Nàng Bun-nhân chứng cuối cùng còn giữ tập tục xăm mặt của tộc người và đã mang gương mặt xăm về với tổ tiên gần hai mươi năm nay.
Gần đây, trên một vài trang Facebook cá nhân cũng chia sẻ bức ảnh chân dung phụ nữ dân tộc Rơ Măm (không rõ tác giả) khắc họa đường nét dân tộc học khá độc đáo: tay cầm ống điếu, đeo vòng đồng bài hình chóp, cổ đeo nhiều chuỗi trang sức bằng hạt cườm, đá ngọc, đồng tiền, lục lạc... Đặc biệt, trên gương mặt có những hình xăm mang yếu tố tạo hình rõ nét.
Hình xăm gây ấn tượng nhất là những đường gạch đứng song song sát vào nhau nằm phía dưới cằm, nối tiếp là hình xăm tựa như ngọn dây leo bò hai bên má. Trên trán cũng có hình xăm vòng cung chạy dài từ trán xuống hai bên thái dương, phía đuôi mắt còn có hình bông hoa nhỏ. Đây cũng là bức ảnh dân tộc học khá thú vị, minh chứng cho tập tục cổ xưa của các tộc người sinh sống ở vùng Bắc Tây Nguyên.
Cụ bà Nàng Bun-nhân chứng cuối cùng về tập tục xăm mặt của người Brâu. Ảnh: Nguyễn Văn Kự
Cụ bà Nàng Bun-nhân chứng cuối cùng về tập tục xăm mặt của người Brâu. Ảnh: Nguyễn Văn Kự
Jean-Marie Duchange-nhà nhiếp ảnh “nghiệp dư” người Pháp cũng đã có nhiều bức ảnh tư liệu quý giá về văn hóa Tây Nguyên. Ông tham gia quân đội và sang Việt Nam làm việc 3 năm (1952-1955) ở Vụ Y tế cộng đồng khu vực miền núi Nam Đông Dương.
Trong 3 năm đó, ông đã đi nhiều nơi để chụp ảnh theo sở thích cá nhân. Từ tháng 6-1952 đến tháng 7-1955, Jean-Marie Duchange chụp khoảng 200 bức ảnh về cuộc sống muôn màu trong cộng đồng người Tây Nguyên.
Sau khi ông qua đời, người thân của ông đã tặng Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam một số bức ảnh. Bộ ảnh của ông được trưng bày tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, Bảo tàng tỉnh Kon Tum, Bảo tàng tỉnh Đak Lak, trong đó có bức ảnh đặc tả 2 cô gái Xơ Đăng xăm mỗi bên 3 chấm tròn nơi khóe miệng. Qua bức ảnh, chúng ta hình dung được một tập tục tồn tại trong cộng đồng người Xơ Đăng mà ngày nay đã không còn nữa.
Tại Thư viện Đông Dương, những người sưu tầm ảnh cũng đã “trình làng” một bức ảnh khác cũng của tác giả này chụp nhóm thiếu nữ Xơ Đăng xăm những chấm tròn ở khóe miệng.
Người Cơ Tu ở núi rừng Trường Sơn cũng nổi tiếng với tục xăm mình. Khi đến tuổi trưởng thành, cả nam và nữ đều thích xăm hình trên mặt. Người ta sử dụng cây rừng (axáp) đốt cháy để hứng lấy khói, dùng gai mây bỏ vào một ống trúc nhỏ để làm cán và xăm lên vị trí đã định, sau đó bôi thuốc và khói cây rừng lên các vết xăm.
Nghệ thuật xăm hình của người Cơ Tu được Le Pichon đề cập đến trong tác phẩm Những người săn máu: “Họ thường xăm những hình vẽ kỳ lạ; trên trán hình padil ya ýa (người đàn bà nhảy múa); ở hai mép xăm mặt trời; hai lông mày kéo dài ra bằng một loạt những chấm lớn màu đen ra đến phần trên lỗ tai; trên mình xăm sao và hình chữ thập”.
Ngày nay, tục xăm mặt của các tộc người thiểu số ở Việt Nam hầu như không còn nữa. Một số bạn trẻ dân tộc ít người có hình xăm nhưng theo trào lưu hiện đại chứ không theo cách truyền thống của ông bà ngày xưa.
TẤN VỊNH

Có thể bạn quan tâm

Về miền di sản

Về miền di sản

(GLO)- Những địa danh lịch sử, điểm di sản là nơi thu hút nhiều người đến tham quan, tìm hiểu. Được tận mắt chứng kiến và đặt chân lên một miền đất giàu truyền thống luôn là trải nghiệm tuyệt vời và xúc động đối với nhiều người.

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

(GLO)- Tại Kỳ họp thứ 19 của Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể diễn ra tại Thủ đô Asunción (Cộng hòa Paraguay) vào ngày 4-12, UNESCO đã chính thức ghi danh Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

(GLO)- Năm 1993, Sở Văn hóa-Thông tin (VH-TT) và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai đã ký kết chương trình phối hợp hành động với nhiều hoạt động thiết thực, trong đó có mô hình “Điểm sáng văn hóa vùng biên”.

Mừng lúa mới trên cao nguyên

Mừng lúa mới trên cao nguyên

(GLO)- Sau khi thu hoạch mùa vụ và đưa lúa về kho, đồng bào Jrai náo nức với lễ mừng lúa mới. Nghi lễ nông nghiệp cổ truyền độc đáo này đã được bà con duy trì từ bao đời nay.

Tiết mục hát dân ca của em Đinh Doanh và đoàn nghệ nhân xã Pờ Tó trong chương trình “Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm” tại huyện Ia Pa. Ảnh: V.C

Cồng chiêng cuối tuần trở lại Ia Pa

(GLO)- Tối 17-11, chương trình “Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm” tiếp tục được tổ chức tại huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai. Chương trình mang đến nhiều tiết mục đặc sắc làm nức lòng người dân và du khách.

Giá trị của liên hoan

Giá trị của liên hoan

Liên hoan Cải lương toàn quốc năm 2024 tổ chức tại TP Cần Thơ vừa khép lại. Bên cạnh những hồ hởi, vui vẻ, nhiều nỗi niềm của sân khấu cải lương truyền thống cũng đã bộc lộ trong mùa liên hoan năm nay.

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

(GLO)- Nằm trong khuôn khổ Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya, chiều 9-11, tại khu vực sân nhà rông làng Gri, xã Chư Đang Ya (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai), Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND huyện Chư Păh tổ chức trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống.

Các nghệ nhân làng Chuet 2 (phường Thắng Lợi) phục dựng lễ báo hiếu cha mẹ tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam. Ảnh: Thu

Lễ báo hiếu của người Jrai

(GLO)- Lễ báo hiếu cha mẹ là tập tục văn hóa truyền thống đã có từ xa xưa trong đời sống của cộng đồng người Jrai. Đây là dịp để những người con đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục và cầu mong thần linh ban sức khỏe cho cha mẹ.

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Cách đây gần 18 năm, trong một số công trình điều tra văn hóa các làng đồng bào dân tộc thiểu số ở TP. Pleiku thì người ta xếp một số buôn làng trong khu vực, trong đó có làng Wâu và Ktu (xã Chư Á) là làng tương đối có giá trị, đưa vào diện bảo tồn và phát triển.