Tục xả xui của người Jrai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Người Jrai có tục Boah H’Drieng (xả xui) để cầu mong mọi điều tốt lành đến với gia đình khi sắp thực hiện một công việc quan trọng hoặc khi bản thân gặp rắc rối trong cuộc sống.
Lễ Boah H’Drieng được tổ chức nhằm cầu mong Yàng mang đi cái xấu xa, bệnh tật, đen đủi. Chủ trì buổi lễ là già làng hoặc người uy tín. Do đặc thù của công việc nương rẫy nên người Jrai thường chọn làm lễ sau khi mùa màng đã thu hoạch xong. 
Chị Siu H’Ngân (thôn Chrôh Pơnan B, xã Chrôh Pơnan, huyện Phú Thiện) cho hay: “Còn vài tháng nữa là tới ngày sinh con đầu lòng nên mình đến nhờ già làng làm lễ Boah H’Drieng để cầu mong mọi điều tốt đẹp đến với cả 2 mẹ con”. Còn anh Rcom Mak (chồng chị H’Ngân) thì chia sẻ: “Mình làm lễ này với mong muốn vợ mình được yên tâm và mọi việc đều suôn sẻ hơn trong thời gian sinh con đầu lòng”.
Sau buổi lễ, già làng và chị H’Ngân trở về nhà để tiếp tục làm lễ bày tỏ mong muốn các thần linh, ông bà, tổ tiên phù hộ. Ảnh: R.H
Sau buổi lễ, già làng và chị H’Ngân trở về nhà để tiếp tục làm lễ bày tỏ mong muốn các thần linh, ông bà, tổ tiên phù hộ. Ảnh: R.H
Thông thường, gia đình chuẩn bị 1 ché rượu, 1 con gà trống để cúng Yàng. Địa điểm làm lễ là một dòng sông hay dòng suối. Người muốn xả xui được già làng hướng dẫn các thủ tục trầm mình, tắm dưới lòng sông để gột rửa những điều xấu xa, vận xui. Tiếp đến, già làng choàng lên người gia chủ 1 chiếc áo cũ rồi lấy rượu với máu gà đã trộn sẵn, vừa cầu khấn vừa bôi 7 lần lên sau lưng áo của người được xả xui; lấy đầu gà quét 7 lần vào đôi tay. Sau đó, người được xả xui phải lội ngược dòng sông/suối qua 1 thanh tre, hai bên buộc dây màu trắng được đóng sẵn tại dòng sông/suối. Việc buộc dây trắng mang ý nghĩa tâm linh, biểu tượng cho cái đẹp, cái ơn phước của Yàng để ngăn cản những điều đen đủi bám theo trong cuộc sống hàng ngày. Sau khi lội ngược qua cái “cổng thần linh”, người được xả xui cởi bỏ cái áo cũ thả theo dòng nước cho nước cuốn trôi đi với mục đích vứt bỏ cái cũ, cái xấu và làm sạch tâm hồn, thân thể. 
Kết thúc buổi lễ, già làng và người được xả xui trở về nhà để tiếp tục làm lễ cầu mong các thần linh, ông bà, tổ tiên phù hộ. Người nhà sẽ mời mọi người uống ngụm rượu ghè chung vui, cuối cùng già làng sẽ cầu chúc mọi điều tốt lành đến với gia chủ.
Già làng Ksor Diơng cho hay: “Trước đây do điều kiện sống còn khó khăn, chưa có bệnh viện, thuốc men nên người Jrai thường làm lễ Boah H’Drieng để cầu mong Yàng phù hộ, bảo vệ, giúp đỡ dân làng được ấm no, khỏi bị bệnh tật. Bây giờ hiện đại rồi, khi bệnh tật, đau ốm thì đến bệnh viện, ai cũng có thẻ bảo hiểm y tế nên không phải lo. Giờ thì chúng tôi làm lễ này với mục đích trấn an tinh thần và cũng là để lưu giữ nét văn hóa truyền thống của người Jrai cho con cháu trong làng biết”.
R’Ô HOK

Có thể bạn quan tâm

Phụ nữ làng Groi phát huy nghề dệt thổ cẩm

Phụ nữ làng Groi phát huy nghề dệt thổ cẩm

(GLO)- Gần 2 năm đi vào hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Dệt thổ cẩm làng Groi (xã Ya Hội, huyện Đak Pơ) đã trở thành mái nhà chung cho những phụ nữ yêu thích nghề dệt. Thông qua các buổi sinh hoạt, chị em có cơ hội giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm và chung tay gìn giữ, phát huy nghề dệt truyền thống.

Lễ cúng bến nước. Ảnh: M.H

Bến nước buôn Pông

(GLO)- Bến nước, dòng sông cũng như tập tục của bà con Jrai đã trở nên quen thuộc với tôi trong thời gian dài công tác tại ngôi trường bên bờ sông Ba.

Sáp nhập đơn vị hành chính gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa

Sáp nhập đơn vị hành chính gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa

(GLO)- Thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị là yêu cầu mang tính sống còn của đất nước trước vận hội phát triển mới. Trong đó, sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã để xây dựng mô hình chính quyền 2 cấp đang được dư luận hết sức quan tâm.

Nâng tầm nghề dệt thổ cẩm ở Chư Pưh

Nâng tầm nghề dệt thổ cẩm ở Chư Pưh

(GLO)- Nhờ sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương và các đoàn thể chính trị-xã hội, nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào Jrai ở huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) đang có cơ hội để nâng tầm phát triển và khẳng định giá trị trong đời sống hiện đại.

Lễ cúng Yă Pum bên bờ sông Ayun

Lễ cúng Yă Pum bên bờ sông Ayun

(GLO)- Sau một thời gian dài gián đoạn, UBND xã Ia Peng (huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) vừa phục dựng lễ cúng Yă Pum của người Jrai tại thôn Sô Ma Hang A. Đây là hoạt động tâm linh với ý nghĩa xua đuổi tà ma, cầu bình an, sức khỏe cho dân làng.

Vua Lửa: Huyền thoại và hiện thực

Vua Lửa: Huyền thoại và hiện thực

(GLO)- Chuyện về các Pơtao Apui (Vua Lửa) sở hữu gươm thần có quyền năng hô mưa gọi gió không chỉ là huyền thoại mà gắn với dòng chảy văn hóa, lịch sử của người Jrai ở thung lũng Ayun Hạ (huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) suốt nhiều thế kỷ qua.

Những người thầm lặng chăm lo việc làng

Những người thầm lặng chăm lo việc làng

(GLO)- Không chế độ phụ cấp, bổng lộc nhưng nhiều năm qua, các cụ từ, bà vãi trong đội hậu cần, ban nghi lễ tại các đình, miếu trên địa bàn thị xã An Khê vẫn thầm lặng, miệt mài với công việc. Sự tự nguyện ấy xuất phát từ tâm huyết dành cho văn hóa, di sản của cha ông.

Tùy theo điều kiện của từng gia đình để chuẩn bị quy mô lễ cúng lớn hay nhỏ

Gia Lai: Độc đáo lễ thổi tai của người Jrai

(GLO)- Nằm trong chuỗi các hoạt động Lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui huyện Phú Thiện năm 2025, sáng 27-3, tại xã Ia Yeng đã diễn ra lễ thổi tai của người Jrai. Nghi lễ được tái hiện rõ nét giúp du khách hiểu được ý nghĩa văn hóa tâm linh trong đời sống của người Jrai nơi đây.

Lễ cầu mưa trên đỉnh núi thần: Di sản đặc biệt

Lễ cầu mưa trên đỉnh núi thần: Di sản đặc biệt

(GLO)- Trên đời có thực sự tồn tại những con người có quyền năng hô mưa gọi gió? Chính hiện thực và truyền thuyết hư ảo đan cài vào nhau khiến lễ cầu mưa của Yang Pơtao Apui ở thung lũng Ayun Hạ trở thành một hiện tượng đặc biệt, hấp dẫn bởi sự linh thiêng, huyền bí.