Tục rào làng của đồng bào Tây Nguyên xưa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Trước đây, giữa các buôn làng Tây Nguyên có sự biệt lập, việc đi lại khó khăn nên yếu tố “tự quản” được coi trọng hàng đầu. Việc rào làng, bố phòng nhằm giữ gìn an ninh, bảo vệ cuộc sống dân làng đã trở thành tập quán lâu đời của đồng bào.
Mỗi khi xây dựng làng mới, cất nhà xong là bà con các dân tộc Tây Nguyên liền tiến hành rào làng, làm cổng ngõ rất kiên cố. Hàng rào xung quanh làng được dựng lên chẳng những nhằm bảo vệ cuộc sống dân làng mà còn là dấu hiệu phân định giới mốc, địa vực cư trú, sở hữu đất đai của gia đình, tộc họ và của cả buôn làng. Đây cũng là dấu hiệu thông báo điều kiêng cữ, cấm người ngoài vào làng khi gặp những biến cố như dịch bệnh. Rào làng do vậy luôn gắn bó với nếp sống văn hóa của các tộc người.
Hàng rào, cổng làng được làm bằng tre nứa, cây rừng nhỏ hoặc có thể trồng tre gai. Hàng rào có chừa những lối đi vào làng và ra rừng, lên rẫy. Đầu tiên, dân làng phân công nhau đóng hàng ngàn, hàng vạn cây làm cọc rồi chọn cây nứa, cây rừng nhỏ... xếp thành một dãy dài, sau đó dùng dây mây, dây chạc chìu... để buộc các cây nứa, thanh gỗ vào cọc. Hàng năm, vào lúc nông nhàn, dân làng tập trung tu sửa, gia cố những chỗ bị hư hỏng. Các lối đi đều làm cửa chắn. Mỗi tối, thanh niên trai tráng được các già làng cắt cử thành từng nhóm tuần tra, canh gác quanh làng.
Có bờ rào vững chắc, cuộc sống của dân làng sẽ bình yên. Đây là cách thức đơn giản để có thể bảo vệ con người, vật nuôi, đề phòng kẻ xấu và thú rừng vào làng. Có hàng rào ngăn cách, trẻ con không đi xa ra khỏi làng, bị lạc vào rừng hoặc ngã xuống vực sâu, khe suối. Rào làng cũng được dựng lên để những con vật nuôi không thể đi vào núi, không sang làng khác. Nếu để con trâu, con bò, con heo đến làng khác phá phách, cày ủi hư hại hoa màu, cây cối thì người chủ sẽ bị phạt vạ. Ngoài rào làng, đồng bào còn làm hàng rào ở một số vị trí khác như nương rẫy, quanh các cánh đồng lúa bậc thang để ngăn thú rừng, quanh quần thể nhà mồ của dân tộc Bahnar, Jrai-nơi có nhiều tác phẩm điêu khắc gỗ, vật dụng như chén bát, ché cổ... do người thân “chia của” cho người quá cố.
Ngôi làng của người Bahnar Rơngao tỉnh Kon Tum với hàng rào kiên cố xung quanh. Ảnh: Daniel Léger
Ngôi làng của người Bahnar Rơngao tỉnh Kon Tum với hàng rào kiên cố xung quanh. Ảnh: Daniel Léger
Người M’Nông phía Nam Tây Nguyên có nhiều tục lệ kiêng cữ liên quan đến việc rào làng để tránh thú dữ. Đặc biệt, với họ, việc đàn voi rừng vào làng ăn bụi chuối, bụi mía hoặc phá nhà cửa là điềm chẳng lành. Khi ấy, dân làng phải cúng phòng tai nạn, rủi ro. Những lúc bất ổn, thanh niên trai tráng trong làng lúc nào cũng sẵn sàng ứng phó, luôn mang theo bên mình chiếc ná, gùi tên, dao gươm và lao để thay phiên nhau tuần tiễu canh gác phía ngoài hàng rào vào ban đêm. Mỗi làng đều có một cái trống to, nghe tiếng trống cả làng phải chạy lánh nạn.
Hàng năm, tu sửa rào xong, đồng bào M’Nông phải làm lễ cúng rào (Bư brah ndrâm dăk mpông mpên). Lễ vật cúng thần rào là 1 con trâu và 1 ghè rượu. Tất cả thành viên trong làng đều phải có mặt đông đủ. Vừa uống rượu cần, các già làng vừa giáo dục, dặn dò con cháu quan tâm đến việc bố phòng, đề cao cảnh giác phòng kẻ xấu đến cướp phá buôn làng. Người nào giấu giếm hoặc giúp kẻ xấu phá hoại buôn làng, người đó phải bị xử phạt nghiêm minh theo luật tục. Ngày cúng rào, thanh niên trai tráng vui chơi, thi thố tài năng như thi bắn ná, phóng lao, nhảy hàng rào và thi vật rất vui nhộn. Tiếng cồng chiêng hòa với nhạc trống và nhạc tù và cứ thế vang vọng mãi.
Cùng với lễ cúng rào, người M’Nông còn có lễ cúng ngõ. Lễ cúng thường tổ chức vào tháng 3 Âm lịch, tức là vào cuối mùa khô, đầu mùa mưa. Lễ cúng ngõ thường tổ chức khi có hiện tượng mưa gió, sấm sét. Trong đời sống tâm linh, người M’Nông sợ nhất 3 vị thần, đó là thần Djut (thần Gió bão), thần Ndu (thần Sấm sét) và thần Krăch (thần Mưa đá). Theo đồng bào, đây là 3 vị thần hung ác, đi đến đâu là gây tai họa cho con người đến đó. Còn theo truyền thuyết dân gian, giữa 3 vị thần này đã có thù nghịch, hiềm khích từ thuở khai sơn lập địa. Lúc nào gặp nhau họ cũng khiêu chiến, gây sự. Các thần đánh đuổi nhau đến đâu thì xảy ra mưa bão, sấm sét đến đó. Vì vậy, theo quan niệm của người M’Nông, nếu không muốn cho 3 vị thần này đi qua làng mình thì phải cúng để thần chạy đi nơi khác.
Tập tục rào làng gắn bó với tập quán cư trú, đời sống văn hóa của cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên. Đây là cách thức thích ứng của đồng bào để duy trì cuộc sống bình yên, an toàn trước rủi ro, địch họa. Ngày nay, những bờ rào quanh các buôn làng ở Tây Nguyên hầu như không còn nữa, nhưng dấu vết của chúng được tìm thấy trong các bức ảnh tư liệu xưa do các nhà dân tộc học nước ngoài chụp ở nhiều tỉnh Tây Nguyên... Đối với buôn làng cổ truyền, rào làng là một bộ phận không thể thiếu làm nên không gian cư trú, nếp sống cộng đồng, là biểu tượng của sự chở che, an lành và bền vững mà con người luôn hướng tới.
TẤN VỊNH

Có thể bạn quan tâm

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

(GLO)- Tại Kỳ họp thứ 19 của Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể diễn ra tại Thủ đô Asunción (Cộng hòa Paraguay) vào ngày 4-12, UNESCO đã chính thức ghi danh Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

(GLO)- Năm 1993, Sở Văn hóa-Thông tin (VH-TT) và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai đã ký kết chương trình phối hợp hành động với nhiều hoạt động thiết thực, trong đó có mô hình “Điểm sáng văn hóa vùng biên”.

Mừng lúa mới trên cao nguyên

Mừng lúa mới trên cao nguyên

(GLO)- Sau khi thu hoạch mùa vụ và đưa lúa về kho, đồng bào Jrai náo nức với lễ mừng lúa mới. Nghi lễ nông nghiệp cổ truyền độc đáo này đã được bà con duy trì từ bao đời nay.

Tiết mục hát dân ca của em Đinh Doanh và đoàn nghệ nhân xã Pờ Tó trong chương trình “Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm” tại huyện Ia Pa. Ảnh: V.C

Cồng chiêng cuối tuần trở lại Ia Pa

(GLO)- Tối 17-11, chương trình “Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm” tiếp tục được tổ chức tại huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai. Chương trình mang đến nhiều tiết mục đặc sắc làm nức lòng người dân và du khách.

Giá trị của liên hoan

Giá trị của liên hoan

Liên hoan Cải lương toàn quốc năm 2024 tổ chức tại TP Cần Thơ vừa khép lại. Bên cạnh những hồ hởi, vui vẻ, nhiều nỗi niềm của sân khấu cải lương truyền thống cũng đã bộc lộ trong mùa liên hoan năm nay.

Chuyện một “công trình sư” Bahnar

Chuyện một “công trình sư” Bahnar

(GLO)- Sau khi hoàn tất việc cắt lúa, ông Chánh thư thái ngồi trò chuyện cùng chúng tôi bên ghè rượu. Phẩm chất nghệ sĩ của người nông dân với tư cách “công trình sư” một loạt công trình, mô hình ghi dấu bản sắc văn hóa tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku) hiện diện trước mặt chúng tôi.

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

(GLO)- Nằm trong khuôn khổ Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya, chiều 9-11, tại khu vực sân nhà rông làng Gri, xã Chư Đang Ya (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai), Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND huyện Chư Păh tổ chức trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống.

Các nghệ nhân làng Chuet 2 (phường Thắng Lợi) phục dựng lễ báo hiếu cha mẹ tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam. Ảnh: Thu

Lễ báo hiếu của người Jrai

(GLO)- Lễ báo hiếu cha mẹ là tập tục văn hóa truyền thống đã có từ xa xưa trong đời sống của cộng đồng người Jrai. Đây là dịp để những người con đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục và cầu mong thần linh ban sức khỏe cho cha mẹ.

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Cách đây gần 18 năm, trong một số công trình điều tra văn hóa các làng đồng bào dân tộc thiểu số ở TP. Pleiku thì người ta xếp một số buôn làng trong khu vực, trong đó có làng Wâu và Ktu (xã Chư Á) là làng tương đối có giá trị, đưa vào diện bảo tồn và phát triển.

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

(GLO)- Cứ mỗi buổi sinh hoạt, khuôn viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Lơ Pang (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) lại rộn ràng tiếng cồng chiêng. Âm thanh quen thuộc ấy đến từ đôi tay nhỏ bé của các em học sinh thuộc Câu lạc bộ (CLB) Cồng chiêng của trường.