Tuần tra rừng Tây Nguyên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Đêm trong rừng Tây Nguyên, bóng tối đặc quánh đến mức có cảm tưởng như đang đi trong khối vật chất tối. Tiếng xào xạc của rừng, tiếng muông thú gọi bầy. Lẫn trong đó là âm thanh xào xào của quân phục đang cọ xát cành le.
Đang trong đợt bảo vệ biên giới tăng cường nên các đồn biên phòng dọc tuyến biên phòng Đắc Lắc lại cho quân tuần tra, cắm chốt, ngủ lại.  
Rừng đêm
Trên đường từ thành phố Buôn Ma Thuột vào các đồn biên phòng nằm dọc tuyến biên giới Việt Nam – Campuchia, tôi dừng chân trước cổng Đồn biên phòng Cửa khẩu Đắk Ruê để thắp hương trước tấm bia ghi tên 10 người lính biên phòng đã hy sinh. Trong số anh em hy sinh có 1 thiếu úy, còn lại là trung sĩ, hạ sĩ và binh nhất, quê quán anh em đều ở phía bắc: Lạng Sơn, Thanh Hóa, Hải Phòng, Bắc Giang, Ninh Bình, Sơn La và Hà Tĩnh.
 
Đội hình tuần tra lập chốt mật phục trong rừng
Tấm bia này nhắc nhở những người lính biên phòng đang cắm chốt dọc tuyến biên giới này không được sơ suất chủ quan. Năm 1977 và những năm sau đó, lính biên phòng bị Fulro phục kích nên nhiều anh em hy sinh. Vậy nên, mỗi khi nhận bức điện khẩn bảo vệ biên giới tăng cường thì lính ở đây đều tản ra rừng, treo võng đung đưa. Đồn biên phòng nằm đơn độc giữa rừng. Kẻ thù bất thần tấn công vào đồn thì ngơ ngác với căn phòng trống, nếu quay ra sẽ rơi vào ổ phục kích. 
Đêm xuống, tiếng cóc nhái kêu vang rền khắp nơi. Đồn biên phòng Ea Hleo loang loáng ánh đèn pin. Khẩu lệnh tuần tra được triển khai sau lúc 8 giờ tối. Từng người lính lao ra sân, bước chân lẫn với âm thanh lách cách của băng đạn nảy lên trên thân súng. “Nghiêm! Đường tuần tra theo hướng Đông Nam, gần khu vực cột mốc. Đồng chí cảnh khuyển dẫn chó đi chếch về phía trái đội hình 15 mét theo hướng gió…”. Đó là tiếng khẩu lệnh của cán bộ chỉ huy đội tuần tra.
Cả đội hình đi khoảng 300 mét thì đường rừng đã bắt đầu hiện ra. Một lối mòn nhỏ màu trắng nhờ nhờ dẫn ra bờ sông. Những cành le chao qua chao lại như những cánh tay của rừng đang chào đón những người đi giữa rừng đêm. Âm thanh xào xạc của rừng le mỗi khi cơn gió lạnh toát ào qua, khiến cả cành rừng rạp xuống. Âm thanh xào xào khỏa lấp bước chân của những người lính và tiếng rít của con chó Đô Va.
Con chó Đô Va chạy trước, mũi nó chúi xuống nền đất hít hít rồi lại phóng nhanh chĩa mũi vào bụi rậm. Có lúc nó vẫy đuôi liên tục ra hiệu có thứ gì lạ lẫm trong bụi thì cả đoàn quân dừng hành tiến, chuyển sang tư thế sẵn sàng chiến đấu. Mỗi người một vị trí, lợi dụng địa hình địa vật và sắp theo đội hình so le. Đến khi người lính cảnh khuyển ra hiệu tiếp tục tiến thì đội tuần tra lại lặng lẽ lên đường.  
"Rừng ma"
Mỗi khi triển khai đội tuần tra, các sĩ quan đều lập ký tín, ám hiệu nh: một tiếng chim kêu, vỗ vào báng súng 2 cái…Vì nếu gặp địch hoặc đối tượng lạ xâm nhập biên giới thì không thể gọi nhau ơi ới, mà tất cả tuân theo mật lệnh, sau đó tiến hành hội ý, nhận định tình hình, hình thành cánh cung bao vây, khóa đuôi, chốt chặn đầu, bọc sườn.
Khó khăn nhất là không được bật đèn pin, vì sẽ trở thành mục tiêu để đối tượng bám theo. Những người lính lâu năm ở Tây Nguyên, hầu hết đều quen với cách xác định hướng đi trong rừng đêm.
Thượng tá Lê Hồng Lam, cán bộ phòng Chính trị, Bộ đội biên phòng tỉnh Đắk Lắk là người có thâm niên hơn 20 năm ngủ rừng cho biết, kể chuyện rừng đêm thì kể hoài không hết. Có lần anh em vào rừng ngủ thì nghe có tiếng ngáy to lắm, giống như một con hà mã. Tiếng ngáy ở sát lưng đội tuần tra, nhưng tìm mãi cũng không tìm được con gì. Còn chuyện đi lạc trong rừng thì thường xảy ra. Có lần anh em đi mãi, cuối cùng treo võng lại ngủ, sáng ra thì thấy ở ngay gần đồn biên phòng.
Tuần tra rừng, không phải cứ treo võng là có giấc ngủ êm. Trong đêm ngủ rừng, anh em phân công cắt gác, cứ mỗi người thức 2 giờ, khi ngồi gác không được ngủ gục và phải luôn quan sát các hướng. Những cậu lính mới sợ nhất là thức một mình mà lại nghe tiếng của con chồn bay. Đó là loài thú rừng có âm thanh ghê rợn. Nếu vài con hợp lực lại kêu thì cả cánh rừng dường như chao đảo như lạc vào rừng ma.
 
Đội tuần tra đang truy theo dấu vết lạ
Thời gian khó nhất của anh em tuyến biên phòng Đắk Lắk, đó là thời điểm tình hình Fulro sau năm 1975, đến năm 2004, tình hình hoạt động vượt biên, xâm nhập vào nội địa của các đối tượng tự xưng là Nhà nước Tin lành Đề Ga. Vào những thời điểm đó, lính biên phòng suốt ngày đêm lang thang ngoài rừng. Có những đêm mưa rừng đổ trắng trời, anh em dù treo võng ở vị trí cao, nhưng khi thò chân xuống đất thì chạm vào nước và toàn bộ giày, xoong, chảo để nấu ăn đều trôi ra sông.  
Mắt rắn
Trước khi vào rừng, anh em đã phổ biến cho tôi cách dừng bước trước ánh mắt lân tinh. Đó là rắn trong rừng le. Nghĩ tới câu chuyện rắn, tôi thoáng chút cảm giác rờn rợn khi những ngọn le lúc lắc phía trước mặt, những đốm sáng nhỏ xuất hiện một cách đáng ngờ như ánh mắt của thần xà. Nhưng, đối với những người lính ở rừng, rắn không có gì là đáng sợ cả. Họ đã quen với cảnh rừng đêm, quen với những ảo ảnh thỉnh thoảng lập lòe trước mắt, quen với khẩu lệnh “dừng lại, quan sát phía trước”.
Thượng tá Lam cho biết, kinh nghiệm của những cán bộ đã ở rừng 20 năm thì rắn độc thường xuất hiện từ 16 giờ 30 đến 6 giờ sáng. Còn ban ngày rắn xuất hiện lột xác, phơi mình thì thường là rắn không độc. Để phòng ngừa rắn, anh em tuần tra phổ biến kinh nghiệm lấy lá sả chà vào giày, dắt vào trong tất. Rắn nghe mùi xả thì thường tránh xa. Nhưng bên cạnh đó, đi cùng bước chân tuần tra của anh em lính còn có một chiếc “ra đa rắn”. Đó là chó nghiệp vụ đi trước dò đường, đánh hơi.
Kể chuyện đêm tuần tra rừng, điều mà anh em thường mắc cười nhất, đó là mò mẫm đi xuyên rừng giữa màn đêm đen kịt. Có người đi vào giữa bụi le gai góc. Tới lúc đó thì phải la oai oái và tìm cách lôi ngược trở lại. Mỗi đêm tuần tra xuyên qua rừng le trở về, quần áo ai cũng có vài vết cào xước và áo vướt đẫm sương rừng.

Khi tổ chức tuần tra chung với lực lượng bảo vệ biên giới của Campuchia, điều mà bạn nhắc đến nhiều nhất là việc phía Việt Nam có quy chế khám chữa bệnh cho quân nhân Campuchia như là một quân nhân của Việt Nam. Trong cuốn sổ khám bệnh của các Đồn biên phòng Sê Rê Pốc, Đắk Ruê, Ea Hleo đều ghi tên của nhiều quân nhân Campuchia sang khám bệnh như: anh Sô Va, anh Tô Nại ở chốt 9, anh Tôn Nạ và anh So ở chốt 3

Lê Văn Chương (Nông Nghiệp Việt Nam)

Có thể bạn quan tâm

Anh hùng không đợi tuổi

Anh hùng không đợi tuổi

Những ngày đầu xuân năm mới, tôi gặp anh hùng LLVTND Ngô Tùng Chinh trong ngôi nhà vườn rợp bóng cây xanh của ông tại phường Long Phước (TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh). Ông đang sống một cuộc đời hiền hòa, giản dị bên cạnh không gian trưng bày hiện vật chiến tranh của riêng mình.

Dìu dặt Kon Chênh

Dìu dặt Kon Chênh

Dìu dặt mấy mươi năm giữ lấy vốn liếng Mơ Nâm trên chốn chênh vênh này, lão nghệ nhân đã có thể yên tâm khi văn hóa của làng mình được mọi người biết đến, nhớ đến, và đổi thay cuộc sống nhờ những điều nho nhỏ.

Những người mẹ đặc biệt

Những người mẹ đặc biệt

Lặng lẽ tồn tại suốt gần 60 năm qua, cô nhi viện Phú Hòa (xã Tịnh Ấn Tây, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) được nhiều người gọi với cái tên “ngôi nhà đặc biệt”, bởi nơi đây có những phụ nữ hy sinh cả đời để trở thành mẹ của hàng trăm đứa trẻ mồ côi, khuyết tật, bị bỏ rơi...

Pháo đài Đồng Đăng được công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia - Kỳ 4: Ba ngày đêm máu lửa

Pháo đài Đồng Đăng được công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia - Kỳ 4: Ba ngày đêm máu lửa

Cùng với mục tiêu đánh chiếm pháo đài Đồng Đăng, quân địch dồn lực lượng để bao vây, đánh chiếm cứ điểm hang Đền Mẫu án ngữ con đường dẫn đến thị trấn Đồng Đăng. Tại đây, quân và dân địa phương đã kiên cường bám trụ 3 ngày đêm chống lại quân xâm lược.

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Đối với cư dân sống ở thị trấn miền biên viễn Đồng Đăng, những ngày tháng đối đầu với quân xâm lược tháng 2/1979 giống như những thước phim quay chậm bi thương mà hào hùng. Họ đã sống, chiến đấu cùng bộ đội hiên ngang như thành đồng lũy thép ngay tuyến đầu Tổ quốc.

Cán bộ Công an phường Phù Đổng (TP. Pleiku) hướng dẫn nhân viên Khách sạn Khánh Linh đăng ký lưu trú qua phần mềm dịch vụ công trực tuyến. Ảnh: T.T

Đề án 06: Động lực xây dựng Gia Lai hiện đại, văn minh - Kỳ 1: Khi hệ thống chính trị cùng vào cuộc

(GLO)- Ngày 6-1-2022, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 06/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06).

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa nước bên bờ dòng Kinh Giang, xã Tịnh Khê (TP.Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) gắn liền với lịch sử kháng chiến thống nhất đất nước. Hiện đây là nơi mưu sinh của người dân và là điểm du lịch hấp dẫn.

"Đã có thầy ở đây..."

"Đã có thầy ở đây..."

Có thầy ở đây, trái tim trẻ thơ được sưởi ấm giữa những giông gió cuộc đời. Có cô ở đây, trẻ thơ vững bước trên hành trình gom nhặt kiến thức. Có thầy, cô ở đây, các em không chỉ học cách viết những con chữ mà còn học cách sống, cách yêu thương, cách đứng dậy sau vấp ngã…