Từ tiếng chửi thề đến lòng biết ơn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Để dạy dỗ những học sinh mất căn bản về kiến thức, có hoàn cảnh gia đình khó khăn và đa số có tính cách cá biệt, những người thầy ở các trung tâm giáo dục thường xuyên phải nén cảm xúc buồn tủi mới gắn bó và giúp đỡ học trò.
Cô Trịnh Thị Hạnh bên học sinh giỏi Lâm Nguyễn Trinh Anh
Cô Trịnh Thị Hạnh bên học sinh giỏi Lâm Nguyễn Trinh Anh
Hơn nửa lớp không có đầy đủ cha mẹ
Cô Trịnh Thị Hạnh, giáo viên môn sử Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên Q.Tân Phú, TP.HCM, kể lại: “13 năm giảng dạy và chủ nhiệm nhiều lớp tại trung tâm, điều tôi luôn trăn trở và đau lòng nhất là phần lớn các em đều có hoàn cảnh thương tâm. Có những em không cha không mẹ, ở với bà ngoại đã già yếu. Có em sống với mẹ hoặc cha, nhưng không được quan tâm chăm sóc do phụ huynh mải đi làm. Thiếu tình thương, thiếu sự quan tâm nên hầu hết học sinh (HS) học bổ túc là do không đậu vào lớp 10, mất căn bản kiến thức. Trong đó, có em đã từng học dân lập nhưng bị đuổi do quậy phá như đốt trường, đánh giáo viên…”.
Năm 2005, cô Hạnh thi công chức ngành giáo dục, là giáo viên thứ 2 được lựa chọn nơi công tác. Trong số các trường mà Sở GD-ĐT đưa ra, có những trường THPT như: Gia Định, Trần Phú, Nguyễn Thượng Hiền… Nhưng khi nhìn thấy chữ “quận Tân Phú” - nơi gần nhà của người yêu (là ông xã cô Hạnh bây giờ), cô Hạnh đã quyết định chọn mà không hề quan tâm đó là một trung tâm giáo dục thường xuyên, mà HS đa số bị các trường khác từ chối.
Đến khi về trung tâm, cô Hạnh được phân công chủ nhiệm một lớp 10. Trong lớp, có một học trò rất quậy, vô lễ với một giáo viên bộ môn. Cô Hạnh chứng kiến và quyết định đình chỉ HS một ngày. Phụ huynh chưa tìm hiểu sự tình, bữa đó uống rượu say, mặc cả quần shorts xông thẳng vào lớp, chỉ tay nói: “Mày mà đuổi con tao, tao cho mày mất việc”. Đó là cú sốc đầu tiên khiến cô Hạnh đau đớn. “Trong cặp mình hồi đó lúc nào cũng viết sẵn một lá đơn xin thôi việc, vì áp lực quá, chịu không nổi”, cô Hạnh chia sẻ.
Sau một thời gian, cô Hạnh dần quen và bắt đầu cảm thấy thương học trò nhiều hơn là giận. “Những lớp mình chủ nhiệm, có em bị khuyết tật, có em bị tự kỷ… Phụ huynh nếu có thì rất lam lũ, hằng ngày mệt mỏi lo cơm áo gạo tiền, dậy từ 3, 4 giờ sáng đi chở rác, buôn bán… Con bỏ học cũng không biết. Mình tìm hiểu hết từng hoàn cảnh, rồi phân loại kiến thức để có phương pháp hỗ trợ cho từng em”, cô Hạnh chia sẻ.
Cô Nguyễn Kim Dung, giáo viên Trung tâm giáo dục thường xuyên Q.3, cũng xúc động cho biết có năm lớp cô Dung chủ nhiệm có đến 2/3 HS không có phụ huynh. “Nhiều lúc các em có vấn đề cũng không biết liên lạc với ai để trao đổi. Thế là, thầy cô lại thay cha mẹ các em, vừa dạy vừa dỗ. Không chỉ giúp đỡ về tinh thần, nhiều thầy cô còn giúp đỡ về vật chất, cho tiền đóng học phí, sinh hoạt…”, cô Dung cho hay.
Vì làm thầy của những học trò như thế, cô Dung luôn trong tình trạng sẵn sàng cho công việc. Học trò buổi sáng ngủ quên hoặc ham chơi không đến lớp, cô Dung lại phải bấm điện thoại gọi dậy giục đi học, động viên, dỗ dành. Tiền chủ nhiệm mỗi tuần 4 tiết, cô Dung dùng để mua thẻ điện thoại cho những cuộc gọi như thế!
Chỉ mong trò nên người 
Đã có hơn 20 năm gắn bó với Trung tâm giáo dục thường xuyên Q.11, cô Nguyễn Xuân Thảo nhìn nhận: “Đó là những học trò rơi vào hoàn cảnh khác biệt nên tâm lý thường có vấn đề. Đến mức phụ huynh phải bất lực, giao lại con hoàn toàn cho cô giáo. Thấu hiểu các em, chia sẻ và thông cảm, tâm lý với các em, tôi nhận ra, nhiều em rất thông minh và tình cảm. Cứ từ từ trò chuyện, tâm tình, động viên, các em hiểu ra và rất tiến bộ”.
Cô Thảo kể, có một học trò hỗn hào đến mức chửi cả cha mẹ, không chịu học hành. Nhưng sau khi được cô giáo quan tâm, cậu học trò đó đã rất nỗ lực, được lên lớp và tốt nghiệp. Sau này, không có ngày 20.11 nào là không đến nhà thăm cô. “Có phụ huynh nói một câu khiến tôi thấm thía và trở thành kim chỉ nam cho sự nghiệp dạy học của tôi. Đó là “Người ta mong con thành tài, tôi chỉ mong con thành người”. Chúng tôi cũng vậy, không mong cầu học trò phải đạt điểm cao, thành HS giỏi, chỉ mong các con nên người”, cô Xuân Thảo xúc động.
Thầy Trần Bảo Huy, giáo viên môn toán Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên Q.Tân Phú, rưng rưng kể lại: “Nhiều HS nam khi bị nhắc nhở đã chửi tục, chửi thề ngay trước lớp. Lúc đầu tôi rất giận, sốc. Nhưng nếu không bao dung, độ lượng và cho các em cơ hội, thì các em sẽ bấu víu vào đâu? Những em đó đều đã tốt nghiệp, sau này trở về đã khóc và xin lỗi thầy, mong thầy tha thứ”. Thầy Huy tâm niệm, mình gắn bó ở trung tâm là vì thương học trò và muốn “cứu” học trò, chứ nếu dạy những HS khá giỏi và có hoàn cảnh tốt, thì đơn giản hơn nhiều rồi.
Còn cô Dung cho rằng những HS này vì thiếu thốn tình thương nên khi được yêu thương sẽ cảm nhận sâu sắc hơn những HS đồng lứa khác. “Các em sau này đi học, đi làm, trưởng thành rồi đều trở về thăm thầy cô với thái độ biết ơn. Đó là niềm hạnh phúc của chúng tôi”, cô Dung chia sẻ.
Đoạt giải học sinh giỏi thành phố
Nhờ những tâm huyết và tình yêu của những người thầy như thế, không ít HS dù có xuất phát điểm thấp nhưng đã đạt được thành tích nổi trội. Ông Lưu Thanh Tòng, Giám đốc Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên Q.Tân Phú, cho biết: “Hằng năm, trung tâm cử HS đi thi kỳ thi HS giỏi cấp thành phố thì các em đều mang giải về, trở thành tốp 2 trung tâm có nhiều giải nhất thành phố”. Ông Trương Minh Tuấn, Giám đốc Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên Q.11, cũng thông tin năm 2017 - 2018 trung tâm cũng có 3 HS đoạt giải kỳ thi HS giỏi cấp thành phố.
Mỹ Quyên (thanhnien) 

Có thể bạn quan tâm

Đâu rồi tranh Tết làng Sình?

Đâu rồi tranh Tết làng Sình?

Nếu Kinh Bắc nổi danh với tranh dân gian Đông Hồ và Thăng Long - Hà Nội vang tiếng với tranh Hàng Trống, tranh Kim Hoàng (Hoài Đức - Hà Nội) thì miền Trung gió Lào cát trắng lừng danh với tranh dân gian làng Sình.

Tôi là du kích Ba Tơ...

Tôi là du kích Ba Tơ...

“Cả đời cống hiến cho cách mạng, trải qua nhiều chức vụ, nhưng điều tôi tự hào nhất là mình từng là đội viên Đội Du kích Ba Tơ”. Đó là tâm sự của Đại tá Thân Hoạt, năm nay 98 tuổi đời, 80 tuổi Đảng, người con của quê hương Quảng Ngãi.

Người của bách khoa

Người của bách khoa

Thật ra sáu mươi không chỉ là mốc quy ước để có tuổi hưu trí mà còn là tuổi của “nhi nhĩ thuận” (tai đã nghe đủ chuyện đời nên giờ là lúc biết lẽ thuận, nghịch), GS Trần Văn Nam là người nhi nhĩ thuận đã mấy năm rồi.

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

(GLO)- Hơn 30 năm cầm cương, ông Phan Xuân Định (SN 1966, thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn luôn nhớ về những ngày tháng rong ruổi cùng tiếng vó ngựa trên cao nguyên. Lão xà ích ấy vẫn âm thầm nuôi dưỡng đàn ngựa để thỏa chí tang bồng và giữ cho phố núi Pleiku nét riêng độc đáo.

Như núi, như rừng

Như núi, như rừng

Trong dòng chảy lịch sử của Kon Tum, qua biết bao thăng trầm, mỗi vùng đất nơi đây đều gắn với những chiến công oai hùng, với những con người mà cuộc đời của họ đã trở thành huyền thoại. Một trong số đó là ông Sô Lây Tăng- người vừa đi vào cõi vĩnh hằng.

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Đối với người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, lễ cúng rừng (Tết rừng) có từ khi tổ tiên ngàn đời di cư đến đây lập làng, lập bản và trở thành sắc thái văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng của người Mông nơi đây.

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Chục cây số đường rừng, từ cao độ 1.500 m lên 2.500 m nhưng mất hơn 5 giờ chúng tôi mới đến nơi đang lưu giữ món quà tiên của bản Hô Tra (H.Tân Uyên, Lai Châu), chính là vạt rừng trà cổ thụ búp tím đang mùa vụ.