Từ 1.8: Covid-19 thuộc 10 bệnh truyền nhiễm bắt buộc sử dụng vắc xin

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Theo quy định mới nhất của Bộ Y tế, 11 bệnh truyền nhiễm tiêm chủng bắt buộc trong tiêm chủng mở rộng và 10 bệnh truyền nhiễm phải sử dụng vắc xin bắt buộc đối với người có nguy cơ mắc và khi có dịch, trong đó có Covid-19.

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư số 10/2024/TT-BYT danh mục bệnh truyền nhiễm, đối tượng và phạm vi phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc (sau đây ghi tắt là Thông tư 10/2024), trong đó có Covid-19. Thông tư có hiệu lực từ 1.8.2024.

Theo Thông tư 10/2024, danh mục bệnh truyền nhiễm, đối tượng bắt buộc phải sử dụng vắc xin và lịch tiêm chủng trong Chương trình tiêm chủng mở rộng bao gồm 11 bệnh: viêm gan vi rút B, lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, bệnh do Haemophilus influenzae tuýp b (nguyên nhân gây bệnh chủ yếu ở trẻ dưới 5 tuổi, gồm: viêm phổi, viêm màng não…), sởi, viêm não Nhật Bản B, rubella, tiêu chảy do vi rút Rota.

Theo quy định mới nhất, Covid-19 là một trong số 10 bệnh truyền nhiễm bắt buộc tiêm chủng, sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế

Theo quy định mới nhất, Covid-19 là một trong số 10 bệnh truyền nhiễm bắt buộc tiêm chủng, sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế

Theo quy định tại thông tư, các vắc xin bắt buộc nếu chưa tiêm chủng đúng lịch hoặc chưa tiêm chủng đủ liều thì tiêm bù càng sớm càng tốt sau đó nhưng phải bảo đảm phù hợp với đối tượng theo hướng dẫn của Bộ Y tế và nhà sản xuất.

Các vắc xin phòng 11 bệnh truyền nhiễm nêu trên có lịch tiêm cụ thể cho các trẻ từ sơ sinh đến đủ 7 tuổi.

Riêng vắc xin uốn ván còn có chỉ định tiêm cho phụ nữ mang thai (trong đó, đối với người chưa tiêm, chưa tiêm đủ 3 lần vắc xin có chứa thành phần uốn ván liều cơ bản, hoặc không rõ tiền sử tiêm vắc xin cần tiêm đủ 5 mũi trước, trong thai kỳ và trong lần mang thai lần sau), theo hướng dẫn của nhân viên y tế.

Vắc xin thuộc danh mục quy định này được triển khai trên toàn quốc cho trẻ em, phụ nữ có thai trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng. Chương trình Tiêm chủng mở rộng do Nhà nước tổ chức, tiêm chủng miễn phí đối với các vắc xin bắt buộc sử dụng để phòng các bệnh truyền nhiễm cho trẻ em và phụ nữ có thai.

Đáng lưu ý, tại Thông tư 10/2024, Bộ Y tế quy định danh mục 10 bệnh truyền nhiễm và sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc đối với người có nguy cơ mắc bệnh tại vùng có dịch hoặc đến vùng có dịch.

Trong đó, ngoài vắc xin Covid-19, có 9 bệnh khác thuộc danh sách này là: bạch hầu, bại liệt, ho gà, rubella, sởi, tả, viêm não Nhật Bản B, dại, cúm.

Bộ Y tế cho biết, việc xác định đối tượng phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc đối với người có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm tại vùng có dịch hoặc đến vùng có dịch thuộc danh mục quỹ do sở y tế trình UBND tỉnh, thành phố quyết định hoặc theo chỉ đạo của Bộ Y tế trên cơ sở tình hình dịch bệnh, điều kiện cung ứng vắc xin, sinh phẩm y tế, nguồn lực của địa phương.

Theo đánh giá của Bộ Y tế, tình hình dịch bệnh Covid-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận.

Tháng 11.2023, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam đưa ra khuyến cáo cập nhật về các đối tượng ưu tiên tiêm vắc xin Covid-19.

Trên cơ sở khuyến cáo của nhóm chuyên gia tư vấn chiến lược về tiêm chủng của WHO và Hội đồng tư vấn sử dụng vắc xin của Bộ Y tế, Bộ Y tế hướng dẫn tiêm và tiêm nhắc lại vắc xin Covid-19 cho 5 đối tượng sau: cán bộ y tế, người trên 50 tuổi, người có bệnh lý nền, người trên 18 tuổi chưa tiêm mũi nào, phụ nữ có thai.

Về liều tiêm vắc xin Covid-19, Bộ Y tế hướng dẫn: nếu chưa tiêm liều nào thì tiêm ngay 1 liều. Nếu đã tiêm thì tiêm thêm 1 liều cách liều trước đó từ ít nhất 6 tháng, vắc xin do Bộ Y tế cấp phép sử dụng.

Đối với phụ nữ có thai, tiêm 1 liều vào mỗi thai kỳ và tiêm vào bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ, ưu tiên tiêm vào giai đoạn giữa của thai kỳ.

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cảnh báo tình hình bệnh cúm trong tuần đầu tháng 2 cao hơn hoặc tương đương với thời điểm cao nhất của mùa cúm và số ca nhập viện cũng như tử vong đều tăng.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.