Từ 1.7, trường hợp nào bị giữ thẻ căn cước?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Theo đề xuất của Bộ Công an, người bị giữ thẻ căn cước nếu có yêu cầu sử dụng thẻ để thực hiện giao dịch thì phải có văn bản đề nghị cơ quan đang giữ thẻ xem xét, quyết định.

Bộ Công an vừa công bố dự thảo nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật Căn cước, để lấy ý kiến từ người dân, tổ chức, đơn vị.

Nếu được thông qua, nghị định này sẽ có hiệu lực kể từ 1.7, cùng thời điểm luật Căn cước có hiệu lực, thay thế luật Căn cước công dân hiện hành.

Từ 1.7, luật Căn cước sẽ có hiệu lực, thay thế cho luật Căn cước công dân. Ảnh: TUYẾN PHAN

Từ 1.7, luật Căn cước sẽ có hiệu lực, thay thế cho luật Căn cước công dân. Ảnh: TUYẾN PHAN

Muốn dùng thẻ căn cước đang bị giữ thì phải có văn bản

Điều 29 luật Căn cước quy định 2 nhóm đối tượng bị giữ thẻ căn cước. Thứ nhất là người đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng; người đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc. Thứ hai là người đang bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành án phạt tù.

Thẩm quyền giữ thẻ căn cước thuộc cơ quan thi hành quyết định tạm giữ, tạm giam; cơ quan thi hành án phạt tù; cơ quan thi hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng; cơ quan thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Cụ thể hóa quy định trên, dự thảo nghị định do Bộ Công an soạn thảo đề xuất chi tiết về trình tự, thủ tục giữ, trả lại thẻ căn cước.

Theo đó, cơ quan có thẩm quyền giữ thẻ căn cước khi giữ, trả thẻ căn cước phải lập biên bản về việc giữ, trả lại thẻ căn cước và lập sổ sách theo dõi.

Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi lập biên bản, người lập biên bản phải báo cáo người có thẩm quyền xem xét, ra quyết định giữ thẻ căn cước. Quyết định giữ thẻ căn cước phải được lập thành 2 bản và giao cho người bị giữ thẻ 1 bản.

Trong thời hạn bị giữ thẻ căn cước, người bị giữ thẻ căn cước nếu có yêu cầu sử dụng thẻ căn cước của mình để thực hiện giao dịch, thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp phải có văn bản đề nghị cơ quan giữ thẻ xem xét, quyết định.

Theo đề xuất của Bộ Công an, thẻ căn cước công dân sẽ bị thu lại khi cấp đổi sang thẻ căn cước. Ảnh: TUYẾN PHAN

Theo đề xuất của Bộ Công an, thẻ căn cước công dân sẽ bị thu lại khi cấp đổi sang thẻ căn cước. Ảnh: TUYẾN PHAN

Thu lại thẻ căn cước công dân nếu đổi sang thẻ căn cước

Tại dự thảo nghị định, Bộ Công an cũng đề xuất quy định chi tiết về trình tự, thủ tục cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước.

Theo đó, khi có nhu cầu, công dân đến cơ quan quản lý căn cước đề nghị cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước, cung cấp thông tin số định danh cá nhân để người tiếp nhận kiểm tra đối chiếu thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Trường hợp công dân đề nghị cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an thì công dân lựa chọn dịch vụ, kiểm tra thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trường hợp thông tin đã chính xác thì đăng ký thời gian, địa điểm đề nghị cấp thẻ căn cước; hệ thống sẽ tự động chuyển đề nghị của công dân về cơ quan công an nơi công dân đề nghị.

Trường hợp thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chưa có hoặc có sai sót thì công dân mang theo giấy tờ, tài liệu có giá trị pháp lý để cơ quan công an nơi tiếp nhận đề nghị cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước kiểm tra, cập nhật, điều chỉnh thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Vẫn theo dự thảo, người tiếp nhận đề nghị cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước tìm kiếm thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, sau khi xác định thông tin người đề nghị cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước là chính xác thì thực hiện trình tự thủ tục cấp thẻ căn cước theo quy định.

Trường hợp thực hiện thủ tục cấp đổi từ chứng minh nhân dân, căn cước công dân sang thẻ căn cước thì người tiếp nhận có trách nhiệm thu lại chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân đang sử dụng.

Có thể bạn quan tâm

Mô hình trồng ngô ngọt của phụ nữ Ia Broăi mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Vũ Chi

Phụ nữ Ia Broăi thay đổi nếp nghĩ, cách làm

(GLO)- Với sự đồng hành của Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Ia Broăi (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai), nhiều hội viên phụ nữ dân tộc thiếu số đã từng bước thay đổi nếp nghĩ, cách làm, lựa chọn mô hình phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện gia đình, mang lại thu nhập ổn định, cải thiện cuộc sống.

Ông Đỗ Xuân Lâm luôn đặt sự an toàn lên hàng đầu trong mỗi chuyến đi. Ảnh: L.V.N

U70 đạt giải “Vô lăng vàng”

(GLO)- Hơn 30 năm gắn bó với nghề lái xe, ông Đỗ Xuân Lâm (SN 1960, trú tại tổ 4, phường Trà Bá, TP. Pleiku) luôn tâm niệm phía sau tay lái là hạnh phúc của rất nhiều gia đình.

Canh cánh nỗi lo thiếu nước sinh hoạt vào mùa khô

Canh cánh nỗi lo thiếu nước sinh hoạt vào mùa khô

(GLO)- Hiện nay, nhiều giếng đào và giếng khoan tại một số thôn, làng trong tỉnh Gia Lai bắt đầu cạn khiến người dân thiếu nước sinh hoạt. Trước tình hình đó, chính quyền địa phương đã chuẩn bị các phương án hỗ trợ người dân khắc phục khó khăn do thiếu nước sinh hoạt hàng ngày.

Triển khai quyết định về Người cao tuổi tham gia đẩy mạnh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, khởi nghiệp và tạo việc làm

Gia Lai triển khai đề án Người cao tuổi tham gia đẩy mạnh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, khởi nghiệp và tạo việc làm

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa ban hành văn bản số 846/UBND-KGVX triển khai nội dung Quyết định số 379/QĐ-TTg ngày 20-2-2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Người cao tuổi tham gia đẩy mạnh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, khởi nghiệp và tạo việc làm”.

Ông Nay Chin (ở giữa) tuyên truyền cho người dân về tinh thần đoàn kết, yêu thương nhau, sống “tốt đời, đẹp đạo”. Ảnh: M.P

Ông Nay Chin vì bình yên thôn, làng

(GLO)- Với uy tín của mình, ông Nay Chin (thôn Điểm 9, xã Ia Hiao, huyện Phú Thiện thường xuyên phối hợp với chính quyền, lực lượng an ninh cơ sở tích cực tuyên truyền, vận động những người từng lầm lỡ theo “Tin lành Đê ga” quay trở lại sinh hoạt tôn giáo thuần túy được Nhà nước công nhận.

Bà Rơ Ô H’Hieng-Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ buôn Tul (xã Ia Broăi) hướng dẫn em Rơ Ô H’Tra học bài. Ảnh: R.H

Điểm tựa cho trẻ mồ côi

(GLO)- Hưởng ứng chương trình “Mẹ đỡ đầu” do Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) Việt Nam phát động, từ năm 2021 đến nay, Hội LHPN xã Ia Broăi (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) đã tích cực triển khai hoạt động hỗ trợ trẻ mồ côi và trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.