Trường THPT Chi Lăng: Xây dựng môi trường giáo dục toàn diện

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Năm học 2019-2020, Trường THPT Chi Lăng (655 Trường Chinh, phường Chi Lăng, TP. Pleiku)-đơn vị sự nghiệp giáo dục tư thục THPT sẽ đi vào hoạt động. Quyết tâm xây dựng môi trường giáo dục toàn diện với mô hình bán trú và nội trú, Trường THPT Chi Lăng sẽ mở ra thêm một lựa chọn cho học sinh trong khu vực.
Chú trọng chất lượng giáo dục 
Với kinh nghiệm 10 năm giảng dạy tại Trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến (TP. Hồ Chí Minh), thầy Đỗ Bách Khoa-Hiệu trưởng Trường THPT Chi Lăng, cũng là một người con của Phố núi-luôn mong muốn xây dựng một cơ sở giáo dục chất lượng cao ngay tại Pleiku. Nhận thấy hàng năm có khá nhiều học sinh khu vực Gia Lai, Kon Tum theo học tại Trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến, thầy Khoa đã mời 9 người là giáo viên và quản nhiệm đang công tác tại Trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến về giảng dạy tại trường THPT Chi Lăng. Đây đều là những giáo viên tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Dù khá trẻ nhưng đội ngũ giáo viên cơ hữu này đã có kinh nghiệm giảng dạy nhất định và rất tâm huyết với nghề. Trao đổi thêm về chất lượng đội ngũ giáo viên, thầy Khoa cho biết: “Những giáo viên cơ hữu của nhà trường sẽ phụ trách các môn Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tiếng Anh. Các bộ môn khác, chúng tôi sẽ hợp đồng với những giáo viên có chuyên môn cao và tâm huyết trên địa bàn tỉnh đảm trách”.
Trường THPT Chi Lăng được xây dựng khang trang. Ảnh: N.G
Trường THPT Chi Lăng được xây dựng khang trang. Ảnh: N.G
Khi đi vào hoạt động, Trường THPT Chi Lăng sẽ triển khai 2 mô hình giáo dục gồm bán trú và nội trú. Khu nội trú có 120 giường dành cho những học sinh ở xa có nhu cầu và những em lớp 12 muốn dành toàn bộ thời gian cho việc học. Đối với những em đăng ký học bán trú sẽ có xe đưa đón, tạo điều kiện thuận lợi để phụ huynh yên tâm làm việc. Em Nguyễn Trần Hồng Nhung (lớp 12) cho biết: “Nhà em ở xã Biển Hồ nhưng em vẫn muốn ở nội trú để được thầy cô rèn luyện nền nếp từ chuyện ăn, ngủ đến học tập và những hoạt động ngoài giờ lên lớp. Ngoài ra, đây là năm cuối cấp nên em muốn tập trung học tập, hạn chế thời gian sử dụng điện thoại, mạng xã hội như quy định mà trường đã đề ra”.
Trang bị kỹ năng mềm cho học sinh
Bên cạnh việc chú trọng thiết lập môi trường học tập chất lượng cao, Trường THPT Chi Lăng còn quan tâm trang bị cho học sinh những kỹ năng mềm cần thiết cho cuộc sống và công việc sau này. Hiệu trưởng nhà trường cho hay: “Cùng với sự phát triển của xã hội hiện nay, các kỹ năng mềm được xếp ngang hàng với kiến thức. Khi không có các kỹ năng cần thiết, các bạn trẻ sẽ khó dung hòa các mối quan hệ, không có khả năng làm việc nhóm để phát huy trí tuệ tập thể cũng như không biết cách cảm nhận niềm vui, niềm hạnh phúc trong cuộc sống khi thiếu những “gia vị” như thể thao, âm nhạc... Do đó, chúng tôi chú trọng trang bị các kỹ năng mềm cho học sinh thông qua các tiết học: nghệ thuật giao tiếp dành cho lứa tuổi thanh-thiếu niên, nhiếp ảnh, các câu lạc bộ âm nhạc, thể thao, yoga...”.
Học sinh Trường THPT Chi Lăng tham gia lớp nhiếp ảnh do nhà báo Nguyễn Công Thành trực tiếp giảng dạy-Ảnh Đỗ Bách Khoa Ảnh: N.G
Học sinh Trường THPT Chi Lăng tham gia lớp nhiếp ảnh do nhà báo Nguyễn Công Thành trực tiếp giảng dạy. Ảnh: Đỗ Bách Khoa 

Đầu tháng 7 vừa qua, Sở Giáo dục và Đào tạo đã tiến hành kiểm tra, thẩm định cơ sở vật chất, trang-thiết bị dạy học, hồ sơ cán bộ, giáo viên tại Trường THPT Chi Lăng. Sau đó, Sở đã ban hành Công văn số 1103/SGDĐT-GDTrH cho phép Trường THPT Chi Lăng tuyển sinh năm học 2019-2020.
Vừa tham gia lớp học nhiếp ảnh do nhà báo Nguyễn Công Thành trực tiếp giảng dạy, em Nguyễn Nhật Thiên Ý (lớp 12A2 ) hào hứng nói: “Chụp ảnh là sở thích nhưng lâu nay em chỉ làm theo cảm hứng và ít có những bức ảnh đẹp. Sau 2 ngày được chú Thành giảng dạy kỹ thuật bài bản, em thấy rất thú vị. Sắp tới, em sẽ đăng ký học lớp yoga tại trường để rèn luyện sức khỏe, sự kiên trì và cải tạo ngoại hình”.
Cùng con trai học lớp 10 trải nghiệm cuộc sống nội trú tại Trường THPT Chi Lăng 2 ngày qua, ông Lê Quang Ninh (thị trấn Kon Dơng, huyện Mang Yang) chia sẻ: “Tôi rất hài lòng với mô hình học tập có tính kỷ luật, khoa học của nhà trường. Điều kiện ăn, ở rất tốt. Khu tập luyện thể thao, các câu lạc bộ văn hóa-văn nghệ sau mỗi buổi học chính là yếu tố giúp học sinh tăng cường sức khỏe, giảm căng thẳng để học tập tốt hơn. Càng yên tâm khi có đội ngũ giáo viên quản nhiệm hướng dẫn học bài, dò bài buổi tối và giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình các con sinh hoạt chung. Sau khi tìm hiểu kỹ, tôi thấy rất đúng đắn khi lựa chọn môi trường học tập này cho con”.
Học phí Trường THPT Chi Lăng
-Bán trú: lớp 10: 3,5 triệu đồng/tháng; lớp 11: 4 triệu đồng/tháng; lớp 12: 4,5 triệu đồng/tháng. 
-Nội trú: lớp 10: 5 triệu đồng/tháng; lớp 11: 5,5 triệu đồng/tháng; lớp 12: 6,5 triệu đồng/tháng (nội trú tại trường từ thứ hai đến trưa thứ bảy hàng tuần).
Số điện thoại liên hệ: Thầy Đỗ Bách Khoa-Hiệu trưởng: 0812222358; thầy Hải Ý-Phó Hiệu trưởng: 0966656171.
 NGUYỄN GIANG

Có thể bạn quan tâm

Hướng dẫn 24 của Bộ Nội vụ, gợi ý sắp xếp tổ cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện

Hướng dẫn 24 của Bộ Nội vụ, gợi ý sắp xếp tổ cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện

(GLO)- Ngày 18-12, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà thay mặt Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Chính phủ ký ban hành Công văn số 24/CV-BCDDTKNQ18 về Định hướng, gợi ý một số nội dung về sắp xếp tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện.

Tư vấn pháp luật

Tư vấn pháp luật

(GLO)- * Bạn đọc N.H.O. hỏi: Người chưa thành niên điều khiển xe mô tô gây tổn hại về sức khỏe cho người khác thì phải bồi thường như thế nào?

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan chất lượng của bác sĩ tại Trung tâm Y tế huyện Krông Pa

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về xem xét chất lượng của bác sĩ tại Trung tâm Y tế huyện Krông Pa; hỗ trợ các đối tượng chính sách, người có công được nhận quà của tỉnh nhân Ngày Thương binh Liệt sĩ 27-7;...

Đoạn đường Trường Sơn Đông đi qua địa phận xã Ia Trok, huyện Ia Pa

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan đường Trường Sơn Đông xuống cấp

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về tình trạng sạt lở bờ suối ăn sâu vào khu vực tường bao xung quanh Trường Tiểu học Cù Chính Lan (xã la Nan, huyện Đức Cơ); đoạn đường Trường Sơn Đông đi qua địa phận xã Ia Trok (huyện Ia Pa) xuống cấp;...

Triển khai thi công tỉnh lộ 669-đoạn từ thị xã An Khê đi huyện Kbang. Ảnh: Minh Phương

UBND tỉnh Gia Lai trả lời cử tri về tỉnh lộ 669 từ An Khê đi Kbang nhưng chưa đấu nối với đường dân sinh

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc thi công tỉnh lộ 669 từ An Khê đi Kbang nhưng chưa đấu nối với đường dân sinh; chỉ tiêu tuyển sinh tại Trường THPT DTNT Đông Gia Lai, Trường THCS DTNT Đak Pơ ít không đáp ứng nhu cầu học tập;...

Trung tâm huyện Đức Cơ nhìn từ trên cao. Ảnh: Vĩnh Hoàng

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc cấp GCNQSD đất trên đất lâm nghiệp do Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc An Khê quản lý

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc cấp GCNQSD đất trên đất lâm nghiệp do Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc An Khê quản lý; nghiên cứu và lập các dự án đầu tư trồng rừng đối với diện tích đất rừng khộp chưa có rừng...

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện hỗ trợ bò sinh sản cho hộ nghèo ở làng Bua, xã Ia Pnôn. Ảnh: V.H

Đức Cơ quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) chiếm 10,19%. Nhưng đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 7,92%. Để có được kết quả này, huyện đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, đặc biệt là tạo sinh kế giúp hộ nghèo chủ động vươn lên trong cuộc sống.