Trung ương MTTQ Việt Nam sơ kết công tác giám sát và phản biện

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngày 22-2, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 5 năm công tác giám sát và phản biện xã hội theo Quyết định số 217-QĐ/TW và 218-QĐ/TW của Bộ Chính trị.
Dự hội nghị tại đầu cầu trung tâm có bà Trương Thị Mai -Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương; ông Trần Thanh Mẫn- Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; đại diện  một số bộ, ngành. Tham dự tại điểm cầu Gia Lai có Phó Bí thư Tỉnh ủy Châu Ngọc Tuấn; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Ayun H’Bút; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Hoàng;  Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh  Hồ Văn Điềm; đại diện một số sở ngành, các tổ chức chính trị- xã hội thành viên Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.
Đầu cầu trực tuyến tại Gia Lai. Ảnh: Thanh Nhật
Đầu cầu trực tuyến tại Gia Lai. Ảnh: Thanh Nhật
Theo đánh giá tại hội nghị, sau khi Bộ Chính trị ban hành Quyết định số 217-QĐ/TW và 218-QĐ/TW ngày 12-12-2013 về “Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội” và “Quy định về việc MTTQ Việt Nam, các đoàn thể chính trị-xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền”, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã ban hành các văn bản hướng dẫn liên quan, đồng thời tổ chức quán triệt, chỉ đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội các cấp tập trung chủ trì, phối hợp với cấp ủy, chính quyền, ban ngành các cấp triển khai thực hiện. Qua 5 năm, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp đã chủ trì, phối hợp tổ chức được 492.784 cuộc giám sát và 82.865 cuộc phản biện xã hội. MTTQ Việt Nam các cấp tích cực bám sát chương trình, kế hoạch của cấp ủy, chính quyền các cấp và nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội, xây dựng Đảng, chính quyền của địa phương, những vấn đề được nhân dân quan tâm, bức xúc để giám sát, phản biện  hàng năm. 
Trong đó, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã thường xuyên cử đại diện tham gia nhiều đoàn giám sát, kiểm tra, thanh tra của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các Ủy ban của Quốc hội, Thanh tra Chính phủ, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, ngành trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, các hoạt động liên quan tiếp đến quyền, lợi ích của nhân dân… Đồng thời, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã tổ chức nhiều hội nghị phản biện về các dự án luật, cũng như có văn bản gửi các cơ quan được phản biện. Kiến nghị phản biện xã hội của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam được dư luận đánh giá cao, nhiều nội dung được cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp thu và có ý kiến phản hồi tích cực. Ở các địa phương, căn cứ hướng dẫn hằng năm của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, điều kiện, tình hình thực tế của từng địa phương, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp đã lựa chọn nội dung, vấn đề phản biện góp ý xây dựng Đảng, chính quyền phù hợp, đúng, trúng những vấn đề mà nhân dân quan tâm để tiến hành góp ý kiến và phản biện theo định hướng… 
Đại biểu dự hội nghị trực tuyến. Ảnh: Thanh Nhật
Đại biểu dự hội nghị trực tuyến. Ảnh: Thanh Nhật
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai bên cạnh biểu dương thành quả đạt được đồng thời lưu ý các cấp, các địa phương thời gian tới, cần tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng trong công tác giám sát, phản biện, tạo sự chuyển biến sâu sắc trong hệ thống chính trị và nhân dân. Nêu cao tinh thần trách nhiệm chủ động của MTTQ, các đoàn thể xã hội và tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực giám sát và phản biện. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ tham gia giám sát, phản biện, thường xuyên trao đổi, học tập, rút kinh nghiệm. Chú trọng lựa chọn nội dung giám sát phản biện có trọng tâm, trọng điểm hiệu quả, tránh hình thức, quan tâm những vấn đề liên quan mật thiết đến cuộc sống của người dân...
Nhân dịp này, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã tặng Bằng khen cho gần 70 tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc qua 5 năm thực hiện Quyết định 217 và 218-QĐ/TW của Bộ Chính trị.
Thanh Nhật

Có thể bạn quan tâm

Chư Pưh kéo giảm tai nạn giao thông

Chư Pưh kéo giảm tai nạn giao thông

(GLO)-Từ đầu năm 2024 đến nay, huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) đã triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông (TTATGT) và kiềm chế tai nạn giao thông (TNGT). Kết quả là cả 3 chỉ số tai nạn giao thông, bao gồm số vụ, số người chết và số người bị thương đều giảm đáng kể.

Chị Ksor H’Biên (thứ 5 từ trái sang) vui mừng khi được trao “Nhà nhân ái”. Ảnh: H.T

Công đoàn Gia Lai: Một năm nhiều dấu ấn

(GLO)- Năm 2024, các cấp Công đoàn trong tỉnh Gia Lai đã nỗ lực vượt khó, tạo được nhiều dấu ấn. Không chỉ được cấp ủy, chính quyền ghi nhận, hoạt động của tổ chức Công đoàn còn được các doanh nghiệp và người lao động (NLĐ) hưởng ứng tích cực.

Ia Pa tổng kết chuyên đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2024

Ia Pa tổng kết chuyên đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2024

(GLO)- Ngày 25-12, Huyện ủy Ia Pa tổ chức hội nghị tổng kết chuyên đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2024 về “nâng cao tinh thần trách nhiệm; đổi mới phong cách, lề lối làm việc; thực hiện có hiệu quả các nguồn lực để phát triển kinh tế-xã hội” trên địa bàn.

Mang Yang phát huy vai trò người có uy tín

Mang Yang phát huy vai trò người có uy tín

(GLO)- Với tinh thần trách nhiệm và uy tín của mình, những người có uy tín và chức sắc, chức việc các tôn giáo trên địa bàn huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã phát huy tốt vai trò đầu tàu gương mẫu trong cộng đồng dân cư.