Trung tâm ngoại ngữ, tin học không được thu học phí dài hạn

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Đây là một trong những nội dung mà Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TP.HCM vừa yêu cầu nhà đầu tư các trung tâm ngoại ngữ, tin học thực hiện.

Theo văn bản vừa được Sở GD&ĐT TP.HCM gửi tới các nhà đầu tư trung tâm ngoại ngữ, tin học, sau 3 tháng tổ chức kiểm tra tình hình hoạt động của các trung tâm, Sở nhận thấy một số đơn vị chưa thực hiện đầy đủ theo các quy định pháp luật.

Để các trung tâm ngoại ngữ, tin học (cả đơn vị đã được kiểm tra và chưa được kiểm tra) hoạt động đúng quy định, Sở GD&ĐT đề nghị chủ động kiểm tra, rà soát, chấn chỉnh tình hình hoạt động của đơn vị.

Cụ thể, các trung tâm ngoại ngữ, tin học chỉ được tuyển sinh và tổ chức giảng dạy sau khi được Sở GD&ĐT cấp phép hoạt động giáo dục.

Về thu học phí, Sở GD&ĐT yêu cầu học phí được thu theo số tháng thực học và phải được công khai từ đầu khóa học, không được thu học phí dài hạn không đúng quy định, lưu ý đảm bảo thực hiện “Công khai giá”.

Học sinh TP.HCM. Ảnh: Thanh Tùng

Học sinh TP.HCM. Ảnh: Thanh Tùng

Các trung tâm cần đảm bảo tổ chức hoạt động giáo dục đúng với các nội dung được cấp phép; tổ chức giảng dạy đúng với hình thức (trực tiếp, trực tuyến, trực tuyến và trực tiếp) đã đăng ký với Sở. Khi có sự thay đổi về địa điểm hoạt động giáo dục, pháp nhân đăng ký thành lập, môn dạy, chương trình giảng dạy…, đơn vị phải thực hiện hồ sơ đăng ký điều chỉnh nội dung được cấp phép và gửi về Sở.

Về chương trình giảng dạy, nếu có thực hiện chương trình nhượng quyền, đơn vị thực hiện đầy đủ và đúng theo các nội dung tại hợp đồng nhượng quyền thương mại đã ký kết, chương trình nhượng quyền, phần mềm hỗ trợ dạy học tại đơn vị.

Về cơ sở vật chất, các trung tâm phải đảm bảo trang bị bàn ghế và trang thiết bị dạy học phù hợp với lứa tuổi học viên; đảm bảo điều kiện về an toàn phòng cháy chữa cháy; thực hiện treo bảng hiệu đúng với tên được cấp phép.

Các đơn vị cũng phải rà soát và đảm bảo việc tuyển dụng, sử dụng người lao động nước ngoài; việc thực hiện ký kết hợp đồng lao động, hợp đồng thỉnh giảng thực hiện theo Luật Giáo dục; rà soát việc thực hiện chế độ đóng bảo hiểm xã hội, mở, đóng sổ đúng theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội.

Chương trình và tài liệu giảng dạy phải được Bộ GD&ĐT thẩm định hoặc Sở GD&ĐT đánh giá chất lượng, có phân phối chương trình phù hợp với điều kiện tổ chức dạy học tại trường; giáo viên người nước ngoài khi đến giảng dạy tại trường học phải chấp hành đầy đủ các quy định của nhà trường về giờ giấc, trang phục, quy chế chuyên môn. Trung tâm cung cấp giấy phép lao động của từng giáo viên trước khi đến trường giảng dạy.

Có thể bạn quan tâm

Dù đã về hưu nhưng bà Siu H’Prưng vẫn lưu giữ bằng khen do Bộ trưởng Bộ Giáo dục tặng như một kỷ vật trong quãng đời làm nhà giáo. Ảnh: Vũ Chi

Nhà giáo về hưu: Vẫn một tình yêu da diết với nghề

(GLO)- Dù đã về hưu nhưng tình cảm với trường lớp, với học trò vẫn mãi trong tim các thầy, cô giáo. Lắng nghe chuyện nghề của các nhà giáo đã về hưu tại thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) giúp ta hiểu thêm về những hy sinh thầm lặng của các thầy cô với sự nghiệp “trồng người”.