Trung Quốc tập trận thể hiện sự “trừng phạt mạnh” hành động ly khai ở Đài Loan

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Ngày 23/5, phát ngôn viên quân đội Trung Quốc Lý Hy cho biết Bộ Tư lệnh Chiến khu Đông bộ tổ chức tập trận kéo dài 2 ngày quanh đảo Đài Loan.
Tàu chiến Trung Quốc di chuyển gần nhóm đảo Mã Tổ trong cuộc tập trận tháng 4-2023. Ảnh: Reuters

Tàu chiến Trung Quốc di chuyển gần nhóm đảo Mã Tổ trong cuộc tập trận tháng 4-2023. Ảnh: Reuters

Cuộc tập trận diễn ra sau 3 ngày ông Lại Thanh Đức tuyên thệ nhậm chức lãnh đạo Đài Loan, hãng thông tấn Tân Hoa Xã đưa tin.

Khu vực tập trận bao quát eo biển Đài Loan, phía bắc, nam và đông đảo Đài Loan, cũng như các khu vực xung quanh các đảo Kim Môn, Mã Tổ, Ô Khâu và Đông Dẫn.

Tân Hoa xã dẫn lời ông Lý Hy, cuộc tập trận "tập trung vào tuần tra chung, sẵn sàng chiến đấu trên không, trên biển, chiếm quyền kiểm soát chiến trường toàn diện và tấn công chính xác chung vào các mục tiêu chính".

Ông Lý nói rằng cuộc tập trận "bao gồm việc tuần tra của các tàu và máy bay đóng tại những khu vực xung quanh đảo Đài Loan và các hoạt động phối hợp trong và ngoài chuỗi đảo để kiểm tra khả năng tác chiến chung thực sự của các lực lượng chỉ huy".

Ông Lý nhấn mạnh cuộc tập trận mới là phản ứng "trừng phạt mạnh" đối với các "hành động ly khai" ở Đài Loan và "là lời cảnh báo nghiêm khắc trước sự can thiệp và khiêu khích của các thế lực bên ngoài", theo Tân Hoa xã.

Phản ứng trước cuộc tập trận của Trung Quốc, Cơ quan Phòng vệ Đài Loan lập tức lên án sự việc, xem đó là "hành động khiêu khích phi lý nhằm phá hoại hòa bình và ổn định trong khu vực", theo AFP. "Chúng tôi đã cử các lực lượng trên biển, trên không và trên bộ để đáp trả", Cơ quan Phòng vệ Đài Loan khẳng định.

Một quan chức Đài Loan cấp cao nói với Reuters rằng cuộc tập trận là một phần trong kịch bản mà Đài Loan đã lường trước và chính quyền Đài Loan đã "nắm bắt toàn diện" những động thái quân sự của Trung Quốc.

Bắc Kinh luôn xem Đài Loan là một phần lãnh thổ không thể tách rời và sẵn sàng sử dụng mọi biện pháp để thống nhất. Lãnh đạo Trung Quốc nhiều lần khẳng định không loại trừ biện pháp vũ lực để thu hồi hòn đảo, dù ưu tiên đối thoại và thống nhất trong hòa bình.

Có thể bạn quan tâm

Một người đàn ông đính kèm thông báo tạm dừng chương trình tham quan khu phi quân sự (DMZ) ngăn cách 2 miền Triều Tiên tại Paju, Hàn Quốc vào ngày 15-10. Ảnh: Yonhap

Triều Tiên công bố sách trắng cáo buộc Tổng thống Hàn Quốc làm tăng nguy cơ chiến tranh hạt nhân

(GLO)- Ngày 3-11, Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) công bố sách trắng do Viện Nghiên cứu quốc gia thù địch của Triều Tiên biên soạn, trong đó cáo buộc Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã thực hiện các chính sách khiến đất nước này bên bờ vực chiến tranh hạt nhân.