Trung Quốc đe dọa tẩy chay Apple nếu Mỹ cấm WeChat

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nhấn mạnh người dân Trung Quốc có thể không dùng iPhone nếu WeChat bị cấm ở Mỹ, đồng thời cáo buộc Mỹ ức hiếp kinh tế với các công ty nước này.

Trung Quốc đe dọa tẩy chay Apple nếu Mỹ cấm WeChat. (Nguồn: news.cgtn.com)
Trung Quốc đe dọa tẩy chay Apple nếu Mỹ cấm WeChat. (Nguồn: news.cgtn.com)
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên ngày 28/8 cảnh báo, người tiêu dùng nước này sẽ tẩy chay Apple nếu Mỹ cấm WeChat trong bối cảnh một sắc lệnh của Mỹ phong tỏa ứng dụng xã hội phố biển này sắp được thực thi.
Trên tài khoản Twitter, ông Triệu Lập Kiên viết: "Nếu WeChat bị cấm thì sẽ không có lý do gì để người Trung Quốc giữ lại các sản phẩm iPhone và Apple."
Trước đó, hôm 27/8, ông Triệu Lập Kiên cũng nhấn mạnh: "Nhiều người Trung Quốc cho biết họ có thể không dùng iPhone nếu WeChat bị cấm ở Mỹ," đồng thời cáo buộc Mỹ "ức hiếp kinh tế một cách có hệ thống đối với các công ty không phải của Mỹ" bằng cách nhắm vào các ứng dụng của Trung Quốc.
Phát biểu trên đánh dấu sự ám chỉ trực tiếp hiếm hoi của Bắc Kinh về việc tẩy chay một sản phẩm Mỹ, được đưa ra trong bối cảnh hai siêu cường quốc này đấu khẩu trên nhiều mặt trận, trong đó có hoạt động quân sự ở Biển Đông, vấn đề Hong Kong và COVID-19.
Trước đó, ngày 24/8, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ra tuyên bố bày tỏ ủng hộ các công ty của nước này, trong đó có Tiktok, sử dụng công cụ pháp lý để bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của mình.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên khẳng định Bắc Kinh sẽ tiếp tục thực thi tất cả các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các doanh nghiệp nước này.
Trước đó, ngày 6/8, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ban hành các sắc lệnh cấm mọi giao dịch với hai công ty của Trung Quốc gồm ByteDance, chủ sở hữu TikTok, và Công ty Tencent, chủ sở hữu ứng dụng nhắn tin WeChat.
Các sắc lệnh sẽ có hiệu lực trong 45 ngày. Theo Washington, TikTok là một "mối đe dọa đối với an ninh quốc gia Mỹ" trong khi ByteDance cũng như chính quyền Bắc Kinh luôn bác bỏ cáo buộc trên.
Thời gian qua, Mỹ liên tục gây sức ép với các hãng công nghệ Trung Quốc vì những quan ngại về an ninh quốc gia.
Ngày 15/8, ông Trump cũng đã yêu cầu trong vòng 90 ngày, công ty ByteDance phải chuyển nhượng lợi ích trong các hoạt động của TikTok tại Mỹ.
Các công ty công nghệ của Mỹ như Microsoft và Oracle được cho là đang cân nhắc khả năng mua lại TikTok tại Mỹ và một số nước khác.
(Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

(GLO)- Ngày 27-6, Chi cục Lâm nghiệp- Kiểm lâm (Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Gia Lai) tổ chức tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk sau sáp nhập tỉnh. Tham dự có lãnh đạo Chi cục cùng lãnh đạo các phòng chuyên môn, Hạt Kiểm lâm và 3 Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng.

Khai thác tiềm năng điện gió ngoài khơi

Khai thác tiềm năng điện gió ngoài khơi

Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Đảng và Nhà nước ta xác định mục tiêu lắp đặt từ 6-17 GW điện gió ngoài khơi (ĐGNK) giai đoạn 2030-2035. Một số tổ chức trong nước và quốc tế đã có những nghiên cứu sơ bộ về tiềm năng điện gió ngoài khơi.

null