Trung Quốc áp dụng chính sách cứng rắn trong cuộc chiến công nghệ

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)-Từ 1/8, Trung Quốc sẽ ngừng xuất khẩu hai kim loại quan trọng để sản xuất chip – gali và germani – để trả đũa việc Mỹ, Hà Lan và Nhật Bản hạn chế xuất khẩu một số máy in chip tiên tiến. Các hạn chế của Hà Lan, được công bố trước mùa hè, sẽ được áp dụng từ ngày 1/9 tới.
Mỹ và EU triển khai chương trình trợ cấp trị giá tỷ USD để thu hút đầu tư từ các tập đoàn công nghệ lớn như Intel. Ảnh: AP

Mỹ và EU triển khai chương trình trợ cấp trị giá tỷ USD để thu hút đầu tư từ các tập đoàn công nghệ lớn như Intel. Ảnh: AP

Cuộc chiến thương mại "ăn miếng trả miếng" này đang diễn ra trong bối cảnh cuộc chạy đua trợ cấp toàn cầu để tái sản xuất và đảm bảo sản xuất vi mạch.

Cả Mỹ và EU đã triển khai các chương trình trợ cấp trị giá hàng tỷ USD - Đạo luật Chip của EU (43 tỷ euro) và Đạo luật Khoa học và chip của Mỹ (52 tỷ USD) - để thu hút đầu tư tư nhân từ Intel có trụ sở tại Mỹ, Samsung của Hàn Quốc hay TSMC của Đài Loan (Trung Quốc).

Giám đốc điều hành ASML, Peter Wennink, bình luận rằng sắp có thêm các biện pháp kiểm soát xuất khẩu chip từ Mỹ với lý do "môi trường địa chính trị, trong đó kiểm soát xuất khẩu" là một trong những nguyên nhân.

Vấn đề rút ra ở đây là: "Ngành công nghiệp chip đang thức tỉnh trước thực tế là các chính phủ coi chất bán dẫn có tầm quan trọng chiến lược và không còn ngần ngại can thiệp để đảm bảo lợi ích an ninh quốc gia".

Trước đó ngày 31/7, phát ngôn viên Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết, Bắc Kinh đã thông báo cho các quốc gia và khu vực liên quan về biện pháp kiểm soát xuất khẩu. Trung Quốc sẽ giám sát chặt việc bán một số loại UAV thương mại ra nước ngoài, đồng thời cấm xuất khẩu các loại UAV có thể được dùng cho mục đích quân sự.

Năm 2019, khi cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc nóng lên, tờ People’s Daily dự đoán khả năng độc quyền của Trung Quốc đối với đất hiếm, khoáng chất quan trọng để sản xuất các sản phẩm phần cứng hiện đại, sẽ trở thành một công cụ để nước này chống lại áp lực của Mỹ.

Đầu tháng 7 năm nay, Trung Quốc công bố các biện pháp kiểm soát xuất khẩu mới nhất, tập trung vào một cặp kim loại gali và germani được sử dụng trong chip và công nghệ tiên tiến.

Để chống lại áp lực của phương Tây đứng đầu là Mỹ trong lĩnh vực công nghệ, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kêu gọi các cơ quan quản lý chống lại sự chèn ép bằng đấu tranh pháp lý quốc tế. Trong đó có việc xây dựng một khuôn khổ cho phản ứng mạnh hơn đối với chiến tranh thương mại. Các chuyên gia dự báo nếu cuộc chiến công nghệ leo thang hơn nữa, Ủy ban an ninh quốc gia Trung Quốc sẽ “cầm trịch” hoạt động đáp trả về kinh tế.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai tập trung nâng cao hiệu quả cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến

Gia Lai tập trung nâng cao hiệu quả cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa có công văn yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương quán triệt quan điểm, định hướng, phát huy tinh thần “1 mục tiêu”, “2 trụ cột”, “3 đột phá”, “4 không”, “5 đẩy mạnh, tăng cường” nhằm nâng cao hiệu quả cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn.

Sở Y tế Gia Lai hướng dẫn triển khai thí điểm sổ sức khoẻ điện tử phục vụ tích hợp trên VNeID

Sở Y tế Gia Lai hướng dẫn triển khai thí điểm sổ sức khoẻ điện tử phục vụ tích hợp trên VNeID

(GLO)- Sáng 8-11, Sở Y tế Gia Lai tổ chức hội nghị trực tuyến hướng dẫn các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh triển khai kế hoạch số 2597/KH-UBND của UBND tỉnh Gia Lai về thí điểm thực hiện sổ sức khoẻ điện tử phục vụ tích hợp trên ứng dụng VNeID.