Trung Quốc siết chặt xuất khẩu kim loại hiếm, đáp trả ngăn chặn từ Mỹ

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)-Theo kênh truyền hình RT, Trung Quốc đã đẩy lùi những nỗ lực do Mỹ dẫn đầu nhằm ngăn chặn những tiến bộ trong ngành sản xuất chip của nước này, với việc áp đặt hạn chế xuất khẩu nguyên liệu thô chính mà các đối thủ phương Tây cần để sản xuất chất bán dẫn.
Gali sử dụng trong chất bán dẫn hỗn hợp. Ảnh: Getty Images

Gali sử dụng trong chất bán dẫn hỗn hợp. Ảnh: Getty Images

Trong ngày 3/7, Bộ Thương mại Trung Quốc đã công bố các biện pháp kiểm soát xuất khẩu mới có hiệu lực vào ngày 1/8 nhằm vào hai kim loại hiếm gali và germanium sử dụng để sản xuất chip máy tính và nhiều loại sản phẩm khác như tấm pin Mặt Trời và thiết bị radar tiên tiến.

Theo đó, các nhà xuất khẩu những nguyên liệu thô này cần có "sự cho phép đặc biệt của nhà nước" để xuất khẩu khỏi Trung Quốc.

Trung Quốc là nhà sản xuất gali đứng đầu thế giới và là một trong những nước xuất khẩu gecmani hàng đầu. Liên minh châu Âu (EU) đã đưa cả hai kim loại này vào danh sách các nguyên liệu thô quan trọng, được coi là “rất quan trọng đối với nền kinh tế châu Âu”. Về phía Hoa Kỳ, theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ, nước này đã không sản xuất bất kỳ loại gali nào kể từ năm 1987 và phụ thuộc vào Trung Quốc với 53% lượng nhập khẩu nguyên liệu từ năm 2018 đến 2021.

Có thể bạn quan tâm

Cận kề ngày Kiev sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ, Anh và Pháp để tấn công Nga và phản ứng của các nước

Cận kề ngày Kiev sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ, Anh và Pháp để tấn công Nga và phản ứng của các nước

(GLO)- Sau khi tổng thống Biden quyết định cho Kiev sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ để tấn công vào lãnh thổ Nga, Anh và Pháp cũng liền có động thái tương tự. Một số nguồn tin dự đoán vài ngày tới có thể Ukraine sẽ tiến hành những đợt tấn công đầu tiên vào đối phương với tên lửa có tầm bắn tới 306 km.

Đức xuống nước thừa nhận sai lầm, Tổng thống Trump nói Nga và Ukraine phải dừng lại

Đức xuống nước thừa nhận sai lầm, Tổng thống Trump nói Nga và Ukraine phải dừng lại

(GLO)- Hãng tin Reuters ngày 15/11 đưa tin Thủ tướng Đức Scholz trong cuộc phỏng vấn với báo Sueddeutsche Zeitung, thừa nhận Đức phải thay đổi mức chi tiêu để ứng phó với "tình trạng khẩn cấp về tài chính" do xung đột ở Ukraine gây ra, sau khi phe đối lập trung hữu đề cập chính sách "phanh nợ".