Trưng bày “Gia Lai-Thiên nhiên, con người và những di sản đã được tôn vinh” tại tỉnh Cà Mau

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sáng 19-8, tại Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh (khóm 1, phường 1, TP. Cà Mau, tỉnh Cà Mau), Bảo tàng tỉnh Gia Lai phối hợp với Bảo tàng tỉnh Cà Mau khai mạc trưng bày “Gia Lai- Thiên nhiên, con người và những di sản đã được tôn vinh”.

Đây là hoạt động chào mừng kỷ niệm 78 năm Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945-19/8/2023) và Quốc khánh Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945-2/9/2023),

Đến dự khai mạc có các ông: Tiêu Minh Tiên-Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Cà Mau; Hữu Trung-Trưởng đoàn Nghệ thuật Khmer tỉnh Cà Mau; Lê Minh Sơn-Giám đốc Bảo tàng tỉnh Cà Mau; Nguyễn Hải Bình-Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh Gia Lai.

Các đại biểu cắt băng khai trương trưng bày. Ảnh: Huỳnh Bá Tính

Các đại biểu cắt băng khai trương trưng bày. Ảnh: Huỳnh Bá Tính

Ngoài ra, tham dự trưng bày còn có viên chức của 2 bảo tàng, đông đảo các em học sinh Trường Cao đẳng nghề Việt Nam-Hàn Quốc tỉnh Cà Mau; người dân trên địa bàn.

Với khoảng 60 hình ảnh, bảng trích, hơn 80 hiện vật, nội dung trưng bày được bố cục làm 2 phần: Phần 1-Tổng quan Gia Lai: Trưng bày hình ảnh về các danh lam thắng cảnh nổi tiếng của tỉnh như Biển Hồ, Núi lửa Chư Đang Ya, Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cao nguyên Kon Hà Nừng…; các công trình văn hóa, di tích lịch sử tiêu biểu của tỉnh như: Quần thể di tích quốc gia đặc biệt Tây Sơn Thượng Đạo, Quần thể di tích Khảo cổ Rộc Tưng-Gò Đá… hiện vật liên quan đến đời sống văn hóa, tín ngưỡng của cộng đồng các dân tộc Jrai, Bahnar.

Các đại biểu tham quan không gian trưng bày. Ảnh: Huỳnh Bá Tính

Các đại biểu tham quan không gian trưng bày. Ảnh: Huỳnh Bá Tính

Phần 2: Trưng bày hình ảnh và hiện vật liên quan đến các di sản văn hóa phi vật thể đã được tôn vinh, gồm: Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, Sử thi Bahnar ở 4 huyện phía Đông của tỉnh và Lễ cầu mưa của Yang Pơtao Apui.

Phát biểu khai mạc triển lãm, ông Nguyễn Hải Bình-Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh Gia Lai-nhấn mạnh: “Đây là hoạt động nhằm giới thiệu với người dân tỉnh Cà Mau nói riêng, Nhân dân cả nước nói chung những giá trị tiêu biểu về thiên nhiên và di sản văn hóa truyền thống của các dân tộc tỉnh Gia Lai; qua đó, tăng cường quảng bá hình ảnh thiên nhiên, con người của vùng đất Gia Lai, thúc đẩy việc thu hút và phát triển du lịch của tỉnh. Bên cạnh đó, hoạt động trưng bày còn hướng tới tăng cường gắn kết và trao đổi hoạt động chuyên môn giữa các bảo tàng trong giai đoạn mới”.

Các đại biểu và người dân được tham quan, nghe thuyết minh giới thiệu về triển lãm tại phòng trưng bày chuyên đề và khu vực hình ảnh trưng bày ngoài trời,

Trưng bày bắt đầu đón du khách và người dân tham quan từ ngày 19 đến hết 22-8-2023.

Có thể bạn quan tâm

Giữ lửa văn hóa Cơ Tu

Giữ lửa văn hóa Cơ Tu

Cơm rừng, rượu trời, nói lý hay múa tung tung da dá,...là nét đặc sắc trong văn hóa người đồng bào Cơ Tu, đã và đang được TP Đà Nẵng cố gắng bảo tồn.

Những người giữ hồn dân ca Jrai

Những người giữ hồn dân ca Jrai

(GLO)- Nhằm bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa của dân tộc Jrai, nhiều nghệ nhân ở xã Ia Rbol (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) từng ngày âm thầm lưu giữ những làn điệu dân ca như một cách thể hiện tình yêu với cội nguồn.

Lưu giữ “men say” của đại ngàn

Lưu giữ “men say” của đại ngàn

(GLO)- Hiện nay, nhiều gia đình người dân tộc thiểu số ở Gia Lai vẫn giữ nghề ủ rượu cần truyền thống từ men lá tự nhiên. Theo thời gian, họ đã cùng nhau lưu giữ “men say” của đại ngàn, giúp cho thức uống mang đậm dấu ấn văn hóa của cộng đồng các dân tộc ở Tây Nguyên được chắp cánh bay xa.

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

(GLO)- Đây là số cuối cùng của chuyên mục “Gương mặt thơ” trên báo Gia Lai Cuối tuần do tôi phụ trách.Chuyên mục đã đi được hơn 2 năm (từ tháng 10-2022), tới nay đã giới thiệu tác phẩm của hơn 100 nhà thơ nổi tiếng trên thi đàn cả nước.

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

(GLO)- Rời quê vào thôn Đà Bắc (xã Ia Lâu, huyện Chư Prông) lập nghiệp đã hơn 30 năm, nhưng cộng đồng người Mường vẫn luôn duy trì và nỗ lực bảo tồn văn hóa cồng chiêng của dân tộc. Với họ, “giữ lửa” cồng chiêng chính là cách làm thiết thực nhất tạo sự gắn kết bền chặt với quê hương, nguồn cội.