Trồng thử nghiệm cây sâm Hàn Quốc tại Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngày 18-7, trong khuôn khổ chương trình khảo sát đầu tư tại tỉnh Gia Lai, đoàn các doanh nghiệp Hàn Quốc đã có chuyến tham quan tại Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh (huyện Mang Yang).

Tại đây, đoàn công tác đã được nghe giới thiệu khái quát về cơ cấu tổ chức, đa dạng sinh học và các loài cây dược liệu tại Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh; thăm vườn ươm, khu trồng thử nghiệm các loài cây dược liệu.

Đoàn các doanh nghiệp Hàn Quốc giới thiệu về cây sâm tại Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh. Ảnh: Văn Toàn

Đoàn các doanh nghiệp Hàn Quốc giới thiệu về cây sâm tại Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh. Ảnh: Văn Toàn

Đặc biệt, đoàn công tác cũng giới thiệu về cây sâm Hàn Quốc và mong muốn trồng thử nghiệm tại Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh. Tại Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật của Vườn, qua khảo sát thổ nhưỡng, khí hậu, đoàn công tác đã trồng thử nghiệm khoảng 300 cây giống sâm Hàn Quốc cũng như hướng dẫn kỹ thuật làm đất, lên luống, chăm sóc và điều kiện ánh sáng phù hợp cho cây sâm.

Đoàn các doanh nghiệp Hàn Quốc tham quan khu trồng dược liệu tại Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh. Ảnh: Văn Toàn

Đoàn các doanh nghiệp Hàn Quốc tham quan khu trồng dược liệu tại Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh. Ảnh: Văn Toàn

Các doanh nghiệp Hàn Quốc hy vọng, cây sâm Hàn Quốc sẽ sinh trưởng và phát triển tốt trên vùng đất mới, mở ra cơ hội đầu tư, hợp tác trong lĩnh vực trồng và sản xuất loại cây dược liệu có giá trị này tại Gia Lai.

Trồng thử nghiệm cây sâm Hàn Quốc tại Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh. Ảnh: Văn Toàn

Trồng thử nghiệm cây sâm Hàn Quốc tại Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh. Ảnh: Văn Toàn

Ngoài ra, đoàn cũng đi thăm đập dâng, khảo sát tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng tại khu vực này.

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.