Triều Tiên bắt 3 quan chức trong vụ hạ thủy tàu chiến thất bại

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Triều Tiên đã bắt giữ các quan chức nhà máy đóng tàu chịu trách nhiệm về vụ tai nạn lớn gần đây trong quá trình hạ thủy tàu chiến mới.

Khi cuộc điều tra về vụ việc được đẩy mạnh, các cơ quan thực thi pháp luật đã bắt giữ kỹ sư trưởng của nhà máy đóng tàu Chongjin cùng 2 người khác, theo hãng thông tấn nhà nước Triều Tiên (KCNA) hôm 25-5.

Những người bị giam giữ là Kang Jong-chol, kỹ sư trưởng tại xưởng đóng tàu Chongjin, Han Kyong-hak, trưởng xưởng đóng thân tàu và Kim Yong-hak, phó giám đốc phụ trách các vấn đề hành chính. KCNA cho biết 3 người này "phải chịu trách nhiệm về vụ tai nạn".

Hình ảnh vệ tinh cho thấy tấm bạt xanh phủ lên tàu khu trục của Triều Tiên. Ảnh: AP
Hình ảnh vệ tinh cho thấy tấm bạt xanh phủ lên tàu khu trục của Triều Tiên. Ảnh: AP

Vụ hạ thủy thất bại khiến tàu chiến 5.000 tấn bị hư hỏng. Sự kiện có sự tham dự của lãnh đạo Kim Jong-un, người cho rằng vụ tai nạn làm tổn hại đến danh dự đất nước và cam kết trừng phạt những người chịu trách nhiệm.

Các chuyên gia cho biết vụ tai nạn xảy ra trước đám đông lớn tại cảng Chongjin, càng khiến ông Kim giận dữ.

Theo Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) có trụ sở tại Mỹ, hình ảnh vệ tinh cho thấy con tàu chiến được phủ bằng bạt xanh, nằm nghiêng, đuôi tàu hướng ra ngoài bến cảng nhưng mũi tàu vẫn nằm trên đường trượt.

KCNA đưa tin cuộc kiểm tra dưới nước và bên trong tàu chiến xác nhận rằng không có lỗ thủng nào ở đáy tàu, đồng thời cho biết mức độ thiệt hại "không nghiêm trọng".

Ông Kim đã ra lệnh sửa chữa con tàu trước cuộc họp toàn thể của Ban Chấp hành Trung ương Đảng được triệu tập vào tháng tới. KCNA cho biết kế hoạch sửa chữa đang được tiến hành. Các nhà phân tích cho biết tàu chiến liên quan đến vụ tai nạn hôm 22-5 có thể được chế tạo với sự hỗ trợ của Nga.

Trong bối cảnh Mỹ tăng cường lực lượng quân sự trong khu vực, KCNA dẫn lời một quan chức cấp cao Bộ Quốc phòng Triều Tiên cho biết lực lượng vũ trang nước này "sẽ kiểm soát và kiềm chế triệt để mọi mối đe dọa quân sự từ các quốc gia thù địch".

Theo Xuân Mai (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Hiệp định Biển cả (Ảnh minh họa: Ambafrance)

Hiệp định Biển cả đã nhận đủ sự ủng hộ để có hiệu lực: Dấu mốc lịch sử

(GLO)-Hiệp định Biển cả đã nhận đủ sự ủng hộ của 60 quốc gia để có hiệu lực ngay từ đầu năm 2026. Theo Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, 55 quốc gia đã hoàn tất phê chuẩn hiệp định, khoảng 15 quốc gia đang trong quá trình phê chuẩn với ngày cụ thể và 15 quốc gia khác sẽ hoàn tất vào cuối năm.

Hàn Quốc nỗ lực xây dựng quan hệ với Trung Quốc

Hàn Quốc nỗ lực xây dựng quan hệ với Trung Quốc

(GLO)- Kể từ ngày nhậm chức tân tổng thống Hàn Quốc, ông Lee Jae Myung đã có một loạt động thái quyết tâm lấy lại niềm tin của người dân xứ sở kim chi vào chính phủ, cũng như trong quan hệ quốc tế, trong đó có Trung Quốc, dù thực tế chính trị xã hội trong nước còn nhiều phức tạp.

'Giấc mộng Trung Hoa' về không gian

'Giấc mộng Trung Hoa' về không gian

Trung Quốc đã phóng thành công tàu vũ trụ Thiên Vấn 2 nhằm thu thập mẫu từ một tiểu hành tinh. Đây là một phần trong các dự án khám phá không gian quy mô lớn của Trung Quốc, bao gồm thám hiểm Mặt trăng, sao Hỏa, phóng vệ tinh quan sát Trái đất và kế hoạch xây dựng căn cứ trên Mặt trăng.

null