Triển khai chương trình ngăn ngừa bệnh tim mạch toàn cầu ở Việt Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Lần đầu tiên tại Việt Nam, Hội Tim mạch học Việt Nam và Viện hàn lâm Tim mạch Hoa Kỳ cùng phối hợp thực hiện Hội thảo chuyên đề “Bệnh lý tim mạch do xơ vữa tại Việt Nam - Các hướng dự phòng tiên phát,” diễn ra ngày 28-10 tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
 

Khám bệnh cho người dân tại Bệnh viện tim Hà Nội.
Khám bệnh cho người dân tại Bệnh viện tim Hà Nội.

Có khoảng hơn 500 bác sỹ tham dự chương trình để cập nhật và chia sẻ những kiến thức y khoa cùng với các chuyên gia đầu ngành tim mạch đến từ Hoa Kỳ và Việt Nam.

Hội thảo chuyên đề này là một trong những hoạt động thuộc chương trình giáo dục toàn cầu lớn nhất từ trước đến nay do Viện hàn lâm Tim mạch Hoa Kỳ tổ chức.

Chương trình được triển khai trên toàn cầu và đã được thực hiện tại 10 quốc gia, bao gồm: Nga, Saudi Arabia, Ai Cập, Tiểu vương quốc Arab thống nhất, Mexico, Argentina, Trung Quốc, Indonesia, Malaysia và Việt Nam.

Mục tiêu của chương trình nhằm hỗ trợ các bác sỹ và hệ thống bệnh viện tiếp cận với những phương pháp chẩn đoán, điều trị cùng với các biện pháp để ngăn ngừa sự gia tăng của các bệnh lý tim mạch và trang bị kiến thức cần thiết cho bệnh nhân trong việc kiểm soát sức khỏe tim mạch.

Ông Bryson Childress thành viên của Viện hàn lâm Tim mạch Hoa Kỳ cho biết, để tạo nên sự thay đổi xung quanh việc điều trị và phòng ngừa các bệnh tim mạch một cách hiệu quả, cần tiếp cận các bác sỹ lâm sàng tại nơi họ sinh sống và làm việc, qua nhiều hình thức khác nhau.

“Với chiến lược lâu dài chúng tôi cam kết cùng Hội Tim mạch học Việt Nam thực hiện chương trình theo cách có thể đạt được tác động tối đa và thúc đẩy sứ mệnh của Hội trong việc ngăn ngừa các bệnh lý tim mạch và cải thiện chăm sóc bệnh nhân trên phạm vi toàn cầu," ông Bryson Childress nhấn mạnh.

Với vai trò đồng chủ tọa tại Hội nghị, giáo sư Nguyễn Lân Việt, Chủ tịch Hội Tim mạch học Việt Nam chỉ rõ, các bệnh lý tim mạch tại Việt Nam đang có xu hướng gia tăng và trẻ hóa vì thế việc phòng ngừa bằng các hướng dự phòng tiên phát càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Nếu thực hiện tốt việc này có thể giúp giảm đến 75% nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch sớm theo thông báo của WHO 2017.

Theo báo cáo từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong số các bệnh không lây nhiễm có tỷ lệ tử vong cao nhất thì Tim mạch đang dẫn đầu với tỷ lệ hơn 40% trên toàn cầu. Bên cạnh đó, chi phí cho chăm sóc, điều trị bệnh tim mạch cũng là gánh nặng đáng kể với hàng trăm tỷ USD mỗi năm.

Thống kê tại Việt Nam cho thấy cứ 4 người trên 25 tuổi có ít nhất 1 người bị tăng huyết áp. Tăng huyết áp là nguyên nhân chính gây tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim, suy thận… và những bệnh lý tim mạch này cũng đang là nguyên nhân tử vong hàng đầu.

Thùy Giang/TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Sơ kết 3 năm thực hiện Kế hoạch triển khai đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia đến năm 2025”

Gia Lai: Sơ kết 3 năm thực hiện Kế hoạch triển khai đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia đến năm 2025”

(GLO)- Chiều 14-11, Sở Khoa học và Công nghệ (KH-CN) Gia Lai tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Kế hoạch triển khai đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) Quốc gia đến năm 2025” trên địa bàn tỉnh.