Trải nghiệm lễ tiễn đưa người mất về cõi atâu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Một ngày đầy nắng cuối tháng 7, tôi có dịp về buôn Mi Hoan (xã Ia Hiao, huyện Phú Thiện) để tham gia lễ tiễn đưa người chết về với cõi atâu (cõi chết) mà người Jrai gọi là huă sat mơnơi.
Sau 1 tháng kể từ khi người thân mất, đồng bào Jrai sẽ tổ chức lễ huă sat mơnơi nhằm tiễn đưa linh hồn người chết về với cội nguồn, ông bà tổ tiên, bắt đầu cuộc sống mới ở cõi atâu. Và đây cũng là dịp để con cháu trong họ hàng, dòng tộc, người dân trong buôn tụ tập, ngồi lại bên nhau, dâng lên tổ tiên, ông bà, người thân đã khuất núi những ghè rượu cần, nắm cơm bọc vuông vức bằng lá chuối thơm phức, thịt heo, bò… thể hiện niềm tiếc thương và lòng tri ân sâu sắc.
Là con cháu trong nhà, từ sáng sớm, tôi cùng nhiều người phụ nữ khác trong buôn có nhiệm vụ chuẩn bị đồ ăn cho buổi lễ. Đàn ông được giao đốt bò, heo rồi xẻ thịt; còn phụ nữ thì tập trung nấu món canh bột truyền thống và nhiều thức món mới để mời khách. Đặc sắc nhất món canh bột (anhăm tơpung). Để làm món này, khi xưa, phụ nữ trong làng sẽ ngâm gạo trước vài giờ để giã cho nhanh tơi và nhuyễn. Tùy theo số lượng nồi định nấu mà bột nhiều hay ít, thường thì giã 3 đến 4 gùi để nấu khoảng từ 3 đến 5 nồi canh bột.
Cách nấu cũng khá đơn giản. Bột sau khi pha loãng với nước sẽ đem nấu chung với nồi nước có sẵn thịt, xương đã ninh trước đó. Để tránh làm cháy bột, người nấu phải liên tục dùng cây dài, cứng khuấy đều giúp bột chín đều và tơi. Ngày nay, việc nấu canh bột trở nên dễ dàng vì đã có máy xay bột sẵn, muốn nấu bao nhiêu nồi cũng rất thuận tiện, không tốn công giã như trước đây. Điều khác biệt nữa so với lễ huă sat mơnơi xưa là việc dùng hộp nhựa thay cho lá cây dầu để đựng đồ ăn, giúp thuận tiện và đảm bảo vệ sinh.
Khoảng 10 giờ, khách từ các buôn, làng đến dự lễ dần đông, mỗi người đều gùi thêm ghè rượu cần để góp chung với chủ nhà có người thân mất. Ngoài ra, dân làng còn đem theo một nắm cơm bọc kỹ bằng lá chuối rồi đưa cho chủ nhà. Khi mọi việc đã sẵn sàng, đồ ăn, thức uống đủ đầy, già làng sẽ thực hiện nghi lễ cúng thần linh, người nhà khóc thương cho người mất... Khách tham dự lễ sẽ rót rượu, đặt đồ ăn lên phần mộ cho người đã khuất. Sau đó, mọi người cùng hòa vào không khí thực sự của buổi lễ, cùng uống rượu cần, thưởng thức các món ăn, đàn ông đánh chiêng, đàn bà nhảy xoang cứ thế nối vòng tay rộng quanh nhà mồ.
Vòng xoang cứ thế nối dài. Điệu xoang nhịp nhàng, tiếng chiêng ngân vang như lời tiễn biệt của người còn sống cầu mong những điều tốt đẹp sẽ đến với người đã khuất ở thế giới atâu.
KSOR H'YUÊN
 

Có thể bạn quan tâm

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

(GLO)- Đây là số cuối cùng của chuyên mục “Gương mặt thơ” trên báo Gia Lai Cuối tuần do tôi phụ trách.Chuyên mục đã đi được hơn 2 năm (từ tháng 10-2022), tới nay đã giới thiệu tác phẩm của hơn 100 nhà thơ nổi tiếng trên thi đàn cả nước.

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

(GLO)- Rời quê vào thôn Đà Bắc (xã Ia Lâu, huyện Chư Prông) lập nghiệp đã hơn 30 năm, nhưng cộng đồng người Mường vẫn luôn duy trì và nỗ lực bảo tồn văn hóa cồng chiêng của dân tộc. Với họ, “giữ lửa” cồng chiêng chính là cách làm thiết thực nhất tạo sự gắn kết bền chặt với quê hương, nguồn cội.

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là di sản có tiềm năng khai thác kinh tế du lịch. Ảnh: Minh Châu

Những ngày làm hồ sơ “Không gian văn hóa cồng chiêng”

(GLO)- Ngày 23-3-2004, Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch) ban hành quyết định về việc xây dựng hồ sơ ứng cử quốc gia “Vùng văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” là di sản tiếp nối trình UNESCO công nhận là kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại.

Già làng Đônh (bìa phải) giới thiệu về chiếc nỏ của người Bahnar. Ảnh: R.H

Điểm tựa Kon Brung

(GLO)- Không chỉ tâm huyết với công tác hòa giải, già làng Đônh (SN 1960; làng Kon Brung, xã Ayun, huyện Mang Yang) còn rất tâm huyết với việc bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc. Với bà con, ông là điểm tựa của làng Kon Brung.

Về miền di sản

Về miền di sản

(GLO)- Những địa danh lịch sử, điểm di sản là nơi thu hút nhiều người đến tham quan, tìm hiểu. Được tận mắt chứng kiến và đặt chân lên một miền đất giàu truyền thống luôn là trải nghiệm tuyệt vời và xúc động đối với nhiều người.

Mừng lúa mới trên cao nguyên

Mừng lúa mới trên cao nguyên

(GLO)- Sau khi thu hoạch mùa vụ và đưa lúa về kho, đồng bào Jrai náo nức với lễ mừng lúa mới. Nghi lễ nông nghiệp cổ truyền độc đáo này đã được bà con duy trì từ bao đời nay.

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

(GLO)- Quà lưu niệm từ sản phẩm văn hóa vừa là “sứ giả” du lịch, vừa góp phần đem lại thu nhập cho người dân. Việc tổ chức các cuộc thi tay nghề đan lát, dệt thổ cẩm nhằm tìm kiếm sản phẩm đặc sắc làm quà tặng đã góp phần nâng cao đời sống người dân và thúc đẩy du lịch nông thôn phát triển.