Trái cây vườn ra phố

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Để có thể tự tay chọn mua những loại trái cây sạch của bà con dân tộc thiểu số, nhiều người đã tìm đến khu vực ngã ba chợ Yên Thế (thuộc phường Yên Thế-TP. Pleiku). Tại đây, những trái cây vườn nhà như: thanh long, sầu riêng, ổi, đu đủ, bơ, chuối… đều được bày bán gọn gàng, đẹp mắt trong những chiếc gùi hay trên những tấm nilon nhỏ.
 

Cứ khoảng 15 giờ hàng ngày, tại khu vực ngã ba chợ Yên Thế, người dân từ các làng trên địa bàn phường Yên Thế, xã Biển Hồ hay xã Ia Sao (huyện Ia Grai) đã tập trung về đây để rao bán những trái cây từ vườn nhà của mình hoặc họ tìm mua được ở các vườn trong làng. Những loại trái cây họ bày bán thoạt nhìn không mấy bắt mắt bởi chúng hầu như được sinh trưởng tự nhiên mà không hề có sự tác động của thuốc bảo quản. Việc buôn bán ở đây cũng rất đặc biệt, bởi chẳng cần cân đo đong đếm mà họ cứ thế ước lượng giá cả theo từng trái sầu riêng, nải chuối hay một bao ổi nhỏ… Ví như một trái đu đủ sẽ được bán ra với giá 10.000 đồng, một trái sầu riêng có giá 20.000 đồng hay 5 quả bơ bán ra 25.000 đồng… Hiếm hoi lắm người ta mới bắt gặp những gùi hàng có thêm chiếc cân nhỏ. Giá cả trái cây bán theo kg cũng khá mềm so với giá thị trường. Cũng có khi được bán theo… ngẫu hứng. “Mình bán đủ loại trái cây. Từ trái trong vườn nhà cho tới những trái ở vườn người ta mà mình đi xin về hay mua lại. Bán để đủ tiền mua đồ ăn thôi mà. Vậy nên bán càng rẻ thì người mua càng thích và mua càng nhiều. Không nhất thiết lúc nào cũng phải bán theo giá định sẵn”-chị Kso Móp (làng Phung 1, xã Biển Hồ) vui cười cho biết.

Khu chợ trái cây vườn này thường thu hút rất đông khách. Vào những ngày cuối tuần có khi đoạn đường này bị ách tắc bởi lượng khách chọn mua trái cây. Người đến chọn vài bao ổi nhỏ, người thì chọn một, hai trái sầu riêng, vài ký thanh long hay một quày dừa... Cũng có nhiều khách du lịch tò mò mua vài ba trái bơ và tranh thủ chụp hình lưu niệm. Đa phần người mua sẽ đi vòng vòng khắp khu chợ để lựa chọn đủ loại trái cây đem về ăn dần hay làm quà. Cuối buổi chiều, trên tay họ đã lúc lỉu vô số quả khác nhau. Cứ như thế, chưa đầy 3 tiếng đồng hồ, trái cây vườn ở khu vực này được bán hết sạch. Điều đáng nói ở đây là tất cả khách hàng đều tin đây là trái cây sạch vì họ trực tiếp thấy trái cây ở đây không căng bóng mà xù xì đúng với những loại sản phẩm không dùng thuốc kích thích. Chị Hà Minh Tú (phường Yên Thế) chia sẻ: “Đối với việc sử dụng trái cây cho gia đình mình, tôi ưu tiên chọn trái cây vườn ở đây. Chỉ cần nhìn vào là biết chúng được hái từ vườn nhà và đảm bảo an toàn. Có thể nhiều loại trái cây mua về bị sâu đục hay méo mó nhưng mùi vị của nó rất ngon, khác hẳn với những loại trái căng mọng mình mua ở chỗ khác”.

 

Người bán thân thiện và không cần phải cân đo đong đếm kỹ lưỡng. Ảnh: Trần Dung
Người bán thân thiện và không cần phải cân đo đong đếm kỹ lưỡng. Ảnh: Trần Dung

Hiện nay, nhiều người tiêu dùng đã không còn bị đánh lừa bởi sự tấn công trực tiếp vào vẻ bắt mắt của món hàng, mà họ đã biết lựa chọn cây trái sạch cho gia đình mình. Bởi vậy, có nhiều người trở thành khách quen của khu chợ trái cây vườn này. “Dưỡng chất của trái cây mới hái bổ dưỡng hơn, dễ tiêu hơn so với loại hàng đã được xử lý để bảo quản hàng tuần. Chỉ cần thưởng thức một lần là cảm nhận được sự khác biệt của những loại quả được bán ở đây với những loại quả bày bán trôi nổi khác. Trong khi đó, sử dụng các loại cây trái địa phương, chúng ta không chỉ giúp cho người dân địa phương mà còn giúp cho bản thân mình và chính gia đình mình”-anh Đinh Mạnh Hòa (đường Trường Sơn, phường Yên Thế) bày tỏ.

Trần Dung

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.