TP.HCM dự báo năm 2020 vượt dự toán chi bảo hiểm y tế 1.300 tỷ đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trong 6 tháng đầu năm 2020, số lượt bệnh nhân ngoại tỉnh đến khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tại TP.HCM dù chỉ chiếm 20% tổng lượt khám nhưng đã chiếm gần 49% tổng chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế.
 
Người dân đến làm thủ tục thăm, khám chữa bệnh. Ảnh minh họa. (Ảnh: Quý Trung/TTXVN)
Người dân đến làm thủ tục thăm, khám chữa bệnh. Ảnh minh họa. (Ảnh: Quý Trung/TTXVN)
Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh cho biết mặc dù số lượt khám chữa bệnh giảm 12,4% so với cùng kỳ năm 2019 nhưng tổng chi Quỹ Bảo hiểm y tế 6 tháng đầu năm đã chiếm 48% tổng dự toán chi cho năm 2020.
Dự báo năm 2020, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ vượt dự toán chi được giao là 1.300 tỷ đồng.
Tổng số lượt khám chữa bệnh bảo hiểm y tế trong 6 tháng đầu năm 2020 của Thành phố Hồ Chí Minh là 8.962.693 lượt, giảm 12,4% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, khám bệnh ngoại trú chiếm 92%, giảm 12,15% so với cùng kỳ; điều trị nội trú chiếm 8%, giảm 15,08% so với cùng kỳ.
Tuy nhiên, tổng số chi bảo hiểm y tế trong 6 tháng đã chiếm 48% tổng dự toán chi cho năm 2020.
Thông thường 6 tháng cuối năm, số lượt khám chữa bệnh thường tăng cao hơn 6 tháng đầu năm. Do đó, Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh dự báo, năm 2020 Thành phố sẽ vượt dự toán chi 1.300 tỷ đồng.
20 bệnh viện đã vượt 50% tổng dự toán chi trong 6 tháng đầu năm như Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn, Bệnh viện Đa khoa Tân Hưng, Bệnh viện Gia An 115, Bệnh viện Đa khoa Mắt Sài Gòn, Bệnh viện Quận 7, Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Sài Gòn...
Ba bệnh viện có số lượt khám chữa bệnh bảo hiểm y tế cao trong 6 tháng đầu năm 2020 là Bệnh viện quận Thủ Đức (891.641 lượt), Bệnh viện Nhân dân Gia Định (600.750 lượt) và Bệnh viện Chợ Rẫy (466.791 lượt).
Ba bệnh viện có tổng chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế cao nhất trong 6 tháng đầu năm 2020 là Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Ung Bướu và Bệnh viện Thống Nhất.
Một điểm đáng lưu ý, trong 6 tháng đầu năm 2020, số lượt bệnh nhân ngoại tỉnh đến khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tại Thành phố Hồ Chí Minh dù chỉ chiếm 20% tổng lượt khám nhưng đã chiếm gần 49% tổng chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế.
Việc bệnh nhân ngoại tỉnh đến khám chữa bệnh nhiều đã ảnh hưởng đến việc cân đối dự toán chi bảo hiểm y tế của Thành phố (do không còn chuyển quỹ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế từ các tỉnh về Thành phố như trước đây). Đây chính là khó khăn lớn nhất cho các lãnh đạo bệnh viện trong việc quản lý và điều hành dự toán chi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế được giao.
Theo ông Tăng Chí Thượng, Phó Giám đốc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh, gần đây, bệnh nhân ngoại tỉnh đến khám chữa bệnh không chỉ tập trung ở các bệnh viện tuyến cuối (thường là bệnh nặng, được chuyển viện, chủ yếu là điều trị nội trú) mà phân tán ra các bệnh viện đa khoa khu vực và bệnh viện quận, huyện và cả bệnh viện tư nhân (thường là bệnh không nặng, chủ yếu khám bệnh ngoại trú).
Các đơn vị có số lượt khám chữa bệnh ngoại tỉnh cao ở tuyến quận, huyện như: Bệnh viện quận Thủ Đức, Bệnh viện Đa khoa khu vực Củ Chi, Bệnh viện Xuyên Á, Bệnh viện Quận 2, Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức, Bệnh viện Quân dân y Miền Đông.
“Việc phát triển chuyên môn kỹ thuật, thay đổi phong cách phục vụ góp phần tạo niềm tin và thu hút người dân đến khám chữa bệnh tuyến huyện do bảo hiểm y tế đã liên thông tuyến huyện là đáng khích lệ. Tuy nhiên, nếu vì lý do thu hút đông người bệnh đến khám ngoại trú có khả năng sẽ gây ra tình trạng vượt dự toán chi, ảnh hưởng đến hoạt động khám chữa bệnh nội trú là điều các giám đốc bệnh viện cần xem xét và có giải pháp điều chỉnh hợp lý,” ông Tăng Chí Thượng nhìn nhận.
Đinh Hằng (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai thêm 2 huyện được công nhận loại trừ sốt rét

Gia Lai thêm 2 huyện được công nhận loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 11-12, tại Trung tâm Y tế Mang Yang (tỉnh Gia Lai), ông Nguyễn Văn Đồng-Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC) đã trao quyết định của CDC về việc công nhận huyện Mang Yang đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024 cho đại diện lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện.

Cán bộ y tế TP. Pleiku tuyên truyền về phòng-chống sốt rét đến người dân. Ảnh: N.N

Pleiku loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 6-12 vừa qua, TP. Pleiku được công nhận đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024. Đây là thành quả cho những nỗ lực của địa phương trong công tác phòng-chống một trong những căn bệnh tồn tại dai dẳng trong cộng đồng.

Gia Lai: Triển khai vắc xin Rota tiêm chủng mở rộng

Gia Lai: Triển khai vắc xin Rota tiêm chủng mở rộng

(GLO)- Ngày 11-12, tại TP. Pleiku, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai tổ chức tập huấn triển khai vắc xin Rota cho trẻ dưới 1 tuổi trong chương trình tiêm chủng mở rộng tại tỉnh Gia Lai năm 2024- 2025 cho 28 cán bộ y tế phụ trách chương trình tiêm chủng mở rộng tại tỉnh.

Thị xã An Khê được công nhận loại trừ sốt rét

Thị xã An Khê được công nhận loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 9-12, tại Trung tâm Y tế thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã diễn ra hội nghị công bố quyết định công nhận thị xã An Khê đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét. Đây là địa phương thứ hai trên địa bàn tỉnh (sau TP. Pleiku) được công nhận đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét.

Cảnh báo lây nhiễm HIV kiểu mới tại Gia Lai

Cảnh báo lây nhiễm HIV kiểu mới tại Gia Lai

(GLO)- Nhân Tháng hành động Quốc gia Phòng-chống HIV/AIDS năm 2024, phóng viên Báo Gia Lai đã phỏng vấn ông Bá Tường Đăng Phong-Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh về tình hình và công tác phòng-chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh.