Tp Pleiku chỉnh trang đô thị phục vụ Festival Cồng chiêng Tây Nguyên

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Chỉ còn hơn 2 tuần nữa, Festival Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên năm 2018 sẽ diễn ra tại Gia Lai. Là địa bàn diễn ra các hoạt động chính, TP. Pleiku đã và đang gấp rút chuẩn bị, từ khâu chỉnh trang đô thị, sửa chữa, nâng cấp hệ thống giao thông, tạo cảnh quan đẹp mắt đến đảm bảo vệ sinh môi trường… nhằm phục vụ tốt nhất cho Festival lần này.
Nâng cấp, sửa chữa đường giao thông
Mưa nhiều tháng liền khiến không ít tuyến đường trên địa bàn TP. Pleiku bị hư hỏng, xuống cấp. Để đảm bảo cho việc giao thương, đi lại của người dân được an toàn, thuận lợi, đặc biệt trong dịp tổ chức Festival Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên 2018, các cơ quan chuyên môn của thành phố đang gấp rút nâng cấp, sửa chữa một số tuyến đường. Ông Trần Xuân Quang-Chủ tịch UBND TP. Pleiku-cho biết: “Trong năm 2018, UBND thành phố đầu tư kinh phí 137 tỷ đồng để nâng cấp, sửa chữa nhiều tuyến đường. Thời tiết nắng ráo đã tạo thuận lợi cho công tác triển khai thi công. Ủy ban nhân dân thành phố đã đôn đốc các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình nằm trong kế hoạch. Dự kiến, công tác duy tu, dặm vá ổ gà các tuyến đường nội thành sẽ hoàn thành trước khi Festival diễn ra. Các công trình xây dựng còn lại dự kiến sẽ hoàn thành trước quý I-2019”.
 Nâng cấp, tu sửa tuyến đường Âu Cơ (phường Thắng Lợi, TP. Pleiku). Ảnh: L.H
Nâng cấp, tu sửa tuyến đường Âu Cơ (phường Thắng Lợi, TP. Pleiku). Ảnh: L.H
Theo đó, UBND TP. Pleiku giao Ban Quản lý dự án Đầu tư Xây dựng thành phố làm chủ đầu tư thực hiện nâng cấp, sửa chữa các tuyến đường: Phạm Ngũ Lão, Lê Đình Chinh, Hai Bà Trưng, Phan Đình Phùng, Cách Mạng Tháng Tám… với tổng mức đầu tư 120 tỷ đồng và nâng cấp thảm nhựa, bê tông một số đoạn đường như: Hai Bà Trưng, Cù Chính Lan, Phan Đình Giót, Wừu, Đống Đa, Nguyễn An Ninh… với tổng mức đầu tư 7,6 tỷ đồng. Các dự án công trình giao Phòng Quản lý Đô thị TP. Pleiku thực hiện duy tu, dặm vá ổ gà, láng nhựa một số tuyến đường gồm: Nguyễn Bá Lại, Trương Định, Võ Duy Dương, Âu Cơ, Nay Der, Trần Nhật Duật, Hàm Nghi, Hàn Thuyên, Lý Chính Thắng với tổng mức đầu tư 9,4 tỷ đồng… Bên cạnh đó, UBND thành phố còn chỉ đạo Phòng Quản lý Đô thị phối hợp cùng Công ty cổ phần Công trình Đô thị Gia Lai tiến hành kiểm tra, rà soát và duy tu, dặm vá ổ gà các tuyến đường như: Trần Quý Cáp, Hà Huy Tập, Bà Triệu, Võ Văn Tần, Kim Đồng… Riêng đường Nguyễn Chí Thanh đã được Bộ Giao thông-Vận tải đưa vào danh mục đầu tư cải tạo trong các tuyến đường địa phương kết nối với đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên, Bình Phước với tổng mức đầu tư dự kiến 25 tỷ đồng, thực hiện giai đoạn 2018-2020.
Sẵn sàng đón tiếp du khách
Cùng lúc này, tại các địa điểm như Quảng trường Đại Đoàn Kết, Công viên Đồng Xanh, Công viên Diên Hồng, Làng Văn hóa-Du lịch Plei Ốp... cũng được tích cực chỉnh trang, cắt tỉa cây cảnh, kiểm tra hệ thống điện nước đảm bảo phục vụ các hoạt động của Festival một cách tốt nhất.
Quảng trường Đại Đoàn Kết là nơi sẽ diễn ra nhiều hoạt động chính của Festival như chương trình khai mạc, bế mạc, các hoạt động triển lãm, trưng bày, gian hàng giới thiệu sản phẩm… Dự kiến, mỗi ngày sẽ có hàng ngàn lượt khách tham quan, vui chơi tại Quảng trường, vì vậy công tác chuẩn bị đón tiếp rất quan trọng. Ông Nguyễn Thế Phương-Trưởng ban Quản lý Quảng trường-cho biết: “Chúng tôi đang gấp rút cắt tỉa cây cối, dọn dẹp vệ sinh, ươm trồng thêm nhiều loại hoa để trưng bày, làm đẹp khuôn viên Quảng trường. Đây là địa điểm diễn ra nhiều hoạt động nên hệ thống điện nước, chiếu sáng phải an toàn, đảm bảo nên đều được kiểm tra, nâng cấp để phục vụ một cách tốt nhất. Quảng trường đã đề nghị Công ty cổ phần Công trình Đô thị Gia Lai đặt khoảng 10 nhà vệ sinh công cộng để phục vụ đêm khai mạc và bế mạc liên hoan. Ngoài ra, các phương án khác như đảm bảo an ninh trật tự, phòng-chống cháy nổ trước, trong và sau khi Festival diễn ra cũng được chuẩn bị đầy đủ”.
Tương tự, là nơi diễn ra hoạt động phục dựng lễ hội truyền thống, Công viên Đồng Xanh dự kiến sẽ đón hàng chục ngàn lượt khách đến tham quan. Cùng với nhiều khu vực vui chơi đã được đầu tư công phu, bài bản; công viên cũng hoàn thiện thêm một số công trình khác để phục vụ Festival và dịp Tết Dương lịch sắp đến. Ông Lê Văn Trường-Giám đốc Công viên Đồng Xanh-chia sẻ: “Tại khu vực đội nghệ nhân các tỉnh phục dựng lễ hội, chúng tôi đã mời 2 nghệ nhân ở xã Ia Khươl (huyện Chư Pah) làm mô hình nhà rông thu nhỏ. Khu vực vườn tượng gỗ dân gian cũng đã được sơn vẽ mới, cùng với đó là chăm sóc, cắt tỉa cây cảnh, tạo cảnh quan xanh-sạch-đẹp để sẵn sàng đón tiếp và phục vụ du khách trước, trong và sau Festival”. 
 Lê Hòa - Phương Linh

Có thể bạn quan tâm

Tây Nguyên phải là một biểu tượng nổi bật của du lịch Việt Nam

Tây Nguyên phải là một biểu tượng nổi bật của du lịch Việt Nam

(GLO)- Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Gia Lai, tối 30-11, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc-Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đã đến dự và phát biểu khai mạc Festival Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên tại tỉnh Gia Lai năm 2018. Báo Gia Lai Điện tử trích đăng bài phát biểu quan trọng này.
Đặc sắc văn hóa và âm nhạc dân tộc

Đặc sắc văn hóa và âm nhạc dân tộc

(GLO)- Nằm trong khuôn khổ của Festival Cồng chiêng, Triển lãm “Nhạc cụ truyền thống các dân tộc Việt Nam“ với hoạt động trưng bày cùng diễn xướng đem lại một không gian rực rỡ sắc màu văn hóa và nghệ thuật trải dài từ Nam tới Bắc. Triển lãm trở thành một điểm nhấn rất riêng, thu hút đông đảo du khách.
Những "sứ giả" đặc biệt tại Festival Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên

Những "sứ giả" đặc biệt tại Festival Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên

(GLO)- Trong hơn 1.000 nghệ nhân tụ hội về TP. Pleiku dịp này, có người đã từng tham gia 2 kỳ Festival Văn hóa Cồng chiêng. Có người đã ở tuổi bát thập nhưng cũng có những em nhỏ vừa bước vào lớp 1. Hơn hết, họ đều là những “sứ giả“ của văn hóa, đại diện cho dân tộc trình diễn những nét văn hóa truyền thống độc đáo, đặc sắc nhất.
Festival Công chiêng Tây Nguyên 2018 giới thiệu nhiều đặc sản đến du khách

Festival Công chiêng Tây Nguyên 2018 giới thiệu nhiều đặc sản đến du khách

(GLO)- Bên lề lễ hội Festival Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên là hơn 50 gian hàng giới thiệu đặc sản nổi tiếng của núi rừng Gia Lai. Đây không chỉ “điểm nhấn“ hấp dẫn du khách đến tham quan, mua sắm mà còn là cơ hội quảng bá, tìm đầu ra cho sản phẩm cho địa phương.
Học sinh nội trú "giữ lửa" cồng chiêng

Học sinh nội trú "giữ lửa" cồng chiêng

(GLO)- Nhằm bảo tồn và phát huy không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, Trường THCS Dân tộc Nội trú huyện Ia Pa đã đưa cồng chiêng vào các giờ ngoại khóa hàng tuần. Đặc biệt, trước đó, nhà trường đã chủ động phối hợp với Phòng Văn hóa-Thông tin huyện mời nghệ nhân để ươm mầm “hạt giống“ của nghệ thuật cồng chiêng.
Thường trực Tỉnh ủy làm việc về công tác chuẩn bị Festival Cồng chiêng

Thường trực Tỉnh ủy làm việc về công tác chuẩn bị Festival Cồng chiêng

(GLO)- Ngày 21-11, tại TP. Pleiku, Thường trực Tỉnh ủy Gia Lai đã có buổi làm việc với UBND tỉnh về công tác chuẩn bị cho Festival Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên tại tỉnh Gia Lai năm 2018. Cùng dự buổi làm việc có đại diện lãnh đạo: Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Văn phòng Tỉnh ủy; Thành ủy, UBND TP. Pleiku; Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch.
Hoàn tất công tác chuẩn bị Festival Cồng chiêng Tây Nguyên

Hoàn tất công tác chuẩn bị Festival Cồng chiêng Tây Nguyên

(GLO)- Chiều 20-11, Ban tổ chức Festival cồng chiêng Tây Nguyên tại Gia Lai năm 2018 tổ chức cuộc họp nghe lãnh đạo các sở, ngành, địa phương báo cáo công tác tổ chức lễ hội này. Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Ngọc Thành cùng các Phó Chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Nữ Thu Hà, Kpă Thuyên chủ trì cuộc họp.
Gấp rút chuẩn bị cho Festival cồng chiêng Tây Nguyên

Gấp rút chuẩn bị cho Festival cồng chiêng Tây Nguyên

(GLO)- Chiều 6-11, UBND tỉnh Gia Lai tổ chức cuộc họp để nghe các đơn vị báo cáo công tác chuẩn bị Festival cồng chiêng Tây Nguyên tại Gia Lai năm 2018, kịch bản chương trình khai mạc và bế mạc lễ hội. Tham dự cuộc họp có các thành viên Ban tổ chức Festival, thành viên Tiểu ban nội dung- tuyên truyền. Đồng chí Võ Ngọc Thành-Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh và các Phó Chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Nữ Thu Hà, Nguyễn Đức Hoàng chủ trì cuộc họp.
Lễ hội hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đăng Ya: Hứa hẹn nhiều mới lạ,hấp dẫn

Lễ hội hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đăng Ya: Hứa hẹn nhiều mới lạ,hấp dẫn

(GLO)- Chỉ còn hơn chục ngày nữa, lễ hội hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đăng Ya 2018 sẽ chính thức diễn ra. Đó cũng là thời điểm hoa dã quỳ vào độ nở rộ, vàng rực, đẹp miên man làm say lòng người. Ngoài việc tôn vinh vẻ đẹp tinh khiết của loài hoa dung dị này, lễ hội còn gắn liền với nhiều hoạt động đặc sắc, hứa hẹn mang đến cho du khách những khám phá và trải nghiệm thú vị.
"Đại sứ" của Festival Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên

"Đại sứ" của Festival Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên

(GLO)- Festival Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên 2018 là sự kiện quan trọng của tỉnh và khu vực. Để góp phần cùng các ban, ngành, đoàn thể, địa phương trong tỉnh tổ chức thành công Festival, những ngày qua, Tỉnh Đoàn đã đứng ra tuyển chọn tình nguyện viên phục vụ sự kiện này. Rất nhiều đoàn viên thanh niên trong tỉnh đã tham gia xét tuyển với mong muốn được trở thành “đại sứ“ quảng bá hình ảnh địa phương đến đông đảo du khách gần xa.