Tổng thống Ukraine có bài phát biểu cứng rắn tại Mỹ

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Tổng thống Volodymyr Zelensky hôm 19-9 đưa ra lời kêu gọi mạnh mẽ nhất từ trước đến nay đối với các quốc gia ngoài phương Tây liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine.

Ông Zelensky đề cập nguy cơ chiến tranh hạt nhân và những hạn chế của việc giao an ninh toàn cầu cho "những cường quốc". Do đó, tổng thống Ukraine kêu gọi các quốc gia ngoài phương Tây tích cực tham gia nỗ lực ngoại giao ngăn chặn cuộc xung đột giữa nước ông và Nga.

Phát biểu trực tiếp tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ở New York lần đầu tiên kể từ khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine vào tháng 2-2022, ông Zelensky cho rằng Nga đang vũ khí hóa năng lượng hạt nhân bằng cách phổ biến các công nghệ xây dựng nhà máy điện hạt nhân không đáng tin cậy.

Tổng thống Volodymyr Zelensky phát biểu trực tiếp tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ở New York. Ảnh: The New York Times

Tổng thống Volodymyr Zelensky phát biểu trực tiếp tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ở New York. Ảnh: The New York Times

Trước đó, cũng tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, Tổng thống Joe Biden kêu gọi các thành viên Liên Hiệp Quốc ủng hộ Ukraine trong cuộc xung đột với Nga khi cho rằng nếu không hành động như vậy sẽ vi phạm điều lệ của cơ quan này.

Theo đài CNBC, 4 trong số 5 thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (LHQ) không tham gia hội nghị năm nay. Đại diện Pháp, Anh, Trung Quốc và Nga đều vắng mặt. Mỹ là thành viên duy nhất tham gia. Trong bài phát biểu của mình, ông Biden nhắc lại lời kêu gọi từ phiên họp năm ngoái về việc mở rộng Hội đồng Bảo an LHQ.

Tổng thống Biden lập luận: "Chúng ta cần có khả năng phá vỡ tình trạng bế tắc vốn thường xuyên cản trở tiến trình và cản trở sự đồng thuận trong hội đồng. Chúng ta cần nhiều tiếng nói hơn, nhiều góc nhìn hơn tại bàn đàm phán".

Ông Biden nhấn mạnh Mỹ "mạnh mẽ" ủng hộ Ukraine trong bối cảnh nước này đang tìm kiếm một giải pháp ngoại giao hòa bình.

Trong bài phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, Tổng thống Recep Tayyip Erdogan khẳng định Thổ Nhĩ Kỳ đang thúc đẩy nỗ lực đưa Nga và Ukraine ngồi vào bàn đàm phán để chấm dứt xung đột. Ông nói: "Chúng tôi sẽ tiếp tục nỗ lực chấm dứt xung đột bằng ngoại giao và đối thoại trên cơ sở độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine".

Theo tờ New York Times, cho đến nay, những nỗ lực đàm phán hòa bình vẫn chưa đi đến đâu. Ông Erdogan cũng ủng hộ lời kêu gọi cải tổ Hội đồng Bảo an LHQ, nơi 5 quốc gia giữ ghế thường trực và có quyền phủ quyết.

Cùng ngày, Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa kêu gọi giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột ở Ukraine. Ông nhấn mạnh: "Nam Phi luôn ủng hộ đối thoại, đàm phán và ngoại giao".

Có thể bạn quan tâm

Cận kề ngày Kiev sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ, Anh và Pháp để tấn công Nga và phản ứng của các nước

Cận kề ngày Kiev sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ, Anh và Pháp để tấn công Nga và phản ứng của các nước

(GLO)- Sau khi tổng thống Biden quyết định cho Kiev sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ để tấn công vào lãnh thổ Nga, Anh và Pháp cũng liền có động thái tương tự. Một số nguồn tin dự đoán vài ngày tới có thể Ukraine sẽ tiến hành những đợt tấn công đầu tiên vào đối phương với tên lửa có tầm bắn tới 306 km.

Đức xuống nước thừa nhận sai lầm, Tổng thống Trump nói Nga và Ukraine phải dừng lại

Đức xuống nước thừa nhận sai lầm, Tổng thống Trump nói Nga và Ukraine phải dừng lại

(GLO)- Hãng tin Reuters ngày 15/11 đưa tin Thủ tướng Đức Scholz trong cuộc phỏng vấn với báo Sueddeutsche Zeitung, thừa nhận Đức phải thay đổi mức chi tiêu để ứng phó với "tình trạng khẩn cấp về tài chính" do xung đột ở Ukraine gây ra, sau khi phe đối lập trung hữu đề cập chính sách "phanh nợ".