Tổng thống Putin đổi ý, Ukraine thừa nhận khó khăn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đảo ngược lập trường của mình về các cuộc đàm phán hòa bình với Ukraine trong bối cảnh cuộc tập kích vào vùng Kursk của Nga tiếp diễn.

Phát biểu trước một nhóm học sinh ở Siberia vào ngày 2-9, Tổng thống Putin cho biết Nga có "mong muốn" tham gia đàm phán hòa bình.

Ông Putin "chắc chắn rằng hành động khiêu khích này (cuộc đột kích của Ukraine vào vùng Kursk của Nga) cũng sẽ thất bại. Với tôi, có vẻ như sẽ có mong muốn thực sự, không phải bằng lời nói mà bằng hành động, tiến tới đàm phán hòa bình và giải quyết những vấn đề này bằng biện pháp hòa bình. Chúng ta chưa bao giờ từ bỏ đàm phán. Tất nhiên, chúng ta phải loại bỏ lực lượng xâm nhập vào lãnh thổ Nga".

Theo tạp chí Newsweek, những bình luận gần đây của Tổng thống Putin trái ngược với phản ứng ban đầu của ông đối với cuộc tập kích vùng Kursk của Ukraine.

Vào tháng 6, ông Putin tuyên bố Nga sẽ chỉ tham gia đàm phán hòa bình nếu Ukraine rút quân khỏi Donetsk, Luhansk, Zaporizhzhia và Kherson - các vùng lãnh thổ của Ukraine mà Nga đang kiểm soát - và cũng từ bỏ việc gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: TASS

Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: TASS

Bà Victoria Vdovychenko, giám đốc chương trình nghiên cứu an ninh tại Trung tâm Chiến lược Quốc phòng, nói với Newsweek rằng nhà lãnh đạo Nga đang thúc đẩy đàm phán hòa bình vì "chiến thắng là điều không thể xảy ra".

Bà Victoria Vdovychenko nói thêm: "Nga đã bắt đầu thúc đẩy ý tưởng về cái gọi là đàm phán hòa bình, thông qua đó Nga đặt mục tiêu duy trì quyền kiểm soát đối với nhiều khu vực. Trong khi đó, Nga tiếp tục nhắm vào cơ sở năng lượng, cơ sở hạ tầng dân sự của Ukraine".

Trong chuyến thăm khu vực Tuva của Nga vào ngày 2-9, ông Putin khẳng định lực lượng Nga đang giành lại từng km lãnh thổ ở vùng Kursk và cuộc tập kích của Ukraine ở đó sẽ "được giải quyết". Ông Putin cũng nhắc lại rằng chiến dịch tập kích vùng Kursk sẽ không ngăn cản được bước tiến của Moscow ở mặt trận phía Đông Ukraine.

Tờ Kyiv Independent trích lời Tổng Tư lệnh Lực lượng vũ trang Ukraine Oleksandr Syrskyi thừa nhận tình hình ở khu vực Pokrovsk thuộc tỉnh Donetsk đang "khó khăn". Thế nhưng, lực lượng Nga không có thêm tiến triển mới trong hai ngày qua.

Bộ Quốc phòng Anh loan tin lực lượng Nga đã tăng tốc tiến về Pokrovsk trong tuần trước.

Mặt trận phía Đông gần TP Pokrovsk là nơi diễn ra giao tranh dữ dội trong nhiều tháng và là trọng tâm của hoạt động quân sự của Nga nhắn vào tỉnh Donetsk. Pokrovsk là một trung tâm hậu cần quan trọng đối với các lực lượng Ukraine.

Khi được hỏi liệu có nên tiến hành cuộc tấn công Kursk hay không, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết Nga đã tái triển khai "một số lượng đủ lớn" lực lượng từ các khu vực Zaporizhzhia và Kherson về nước chi viện cho tỉnh Kursk.

Khi cuộc tập kích của Kiev vào Kursk bước sang tuần thứ tư, Ukraine được cho là đã kiểm soát hơn 1.290 km2 và 100 khu định cư.

Theo Huệ Bình (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol phát biểu trên sóng truyền hình ngày 7-12. Ảnh: REUTERS

Đề xuất dự luật điều tra đặc biệt Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol

(GLO)- Ngày 10-12, trong một cuộc họp kín của các nhà lập pháp thuộc đảng cầm quyền, ông Han Dong-hoon, lãnh đạo đảng Quyền lực Nhân dân cầm quyền cho biết sẽ thúc đẩy dự luật riêng kêu gọi một cuộc điều tra đặc biệt đối với Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol liên quan đến vụ thiết quân luật.

Lực lượng nổi dậy Myanmar chiếm căn cứ quân sự, bắt giữ một chuẩn tướng

Lực lượng nổi dậy Myanmar chiếm căn cứ quân sự, bắt giữ một chuẩn tướng

(GLO)- Khuya 9/12, người phát ngôn lực lượng nổi dậy Quân đội Arakan (Myanmar) Khaing Thukha, tuyên bố tổ chức này đã chiếm được căn cứ quân sự lớn ở thị trấn Maungdaw (bang Rakhine), theo trang tin Mint. Chuẩn tướng quân đội Thurein Tun, chỉ huy căn cứ đã bị bắt khi đang tìm cách chạy thoát.

Bên trong Hội trường tòa nhà Quốc hội Hàn Quốc. Ảnh YONHAP

Quốc hội Hàn Quốc xem xét kiến nghị luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol

(GLO)- Sáng 5-12, bản kiến nghị luận tội Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol có chữ ký của 191 nghị sĩ đối lập đã được đưa ra trước phiên họp Quốc hội nước này. Tuy nhiên, bản kiến nghị này không nhận được sự ủng hộ từ các thành viên Đảng Quyền lực Nhân dân của Tổng thống Yoon.

Tổng thống Hàn Quốc bị điều tra phản quốc, luận tội Tổng Kiểm toán và 3 công tố viên

Tổng thống Hàn Quốc bị điều tra phản quốc, luận tội Tổng Kiểm toán và 3 công tố viên

(GLO)-Cơ quan cảnh sát Hàn Quốc đã mở cuộc điều tra với cáo buộc Tổng thống Yoon Suk-yeol phạm tội phản quốc khi ban bố thiết quân luật vào đầu tuần. Trong khi Tổng Kiểm toán và 3 công tố viên bị kiến nghị luận tội do có dính líu đến việc di dời văn phòng tổng thống và Đệ nhất phu nhân Kim Keon Hee có liên quan âm mưu thao túng giá cổ phiếu.

Người dân nhận thực phẩm cứu trợ tại Deir al-Balah, Dải Gaza ngày 23-11. Ảnh: THX/TTXVN

Israel bị cáo buộc “tiến hành diệt chủng” đối với người Palestine tại Dải Gaza

(GLO)- Ngày 5-12, Hãng tin AFP cho biết, Tổ chức Ân xá Quốc tế cáo buộc Israel “tiến hành diệt chủng” đối với người Palestine tại Gaza kể từ khi chiến sự xảy ra. Tuy nhiên, Israel đã nhiều lần kiên quyết bác bỏ các cáo buộc diệt chủng, đồng thời cáo buộc Hamas lợi dụng người Palestine làm lá chắn sống.