Tính toán lại phương án "3 tại chỗ" để doanh nghiệp có thể sản xuất

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết, cơ quan này sẽ phối hợp với Bộ Y tế để sớm ban hành văn bản hướng dẫn các phương án bảo đảm vừa chống dịch vừa bảo đảm sản xuất – kinh doanh.

Tính toán lại phương án "3 tại chỗ"

Chiều tối 11.8, tại cuộc họp báo Chính phủ, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải đã có trao đổi liên quan tới việc lưu thông hàng hoá trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19.

Trước câu hỏi của báo chí liên quan tới việc tính toán phương án “3 tại chỗ” trong hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, phương án này đã áp dụng thành công tại các địa phương như Bắc Ninh, Bắc Giang.

Tuy nhiên, khi triển khai tại 19 tỉnh thành phía Nam thì xuất hiện bất cập. Phương án này chỉ phù hợp thực hiện trong thời gian ngắn.

Ngoài ra, theo ông Hải, ở các khu công nghiệp Bắc Ninh, Bắc Giang ít người hơn, trong khi các tỉnh phía Nam mỗi doanh nghiệp có hàng nghìn hoặc hàng chục nghìn lao động. Thành phần dân cư phức tạp, xuất thân từ nhiều tỉnh, thành khác nhau nên không thể ở mãi một chỗ.

Mặt khác, nhiều vùng bị đứt gãy chuỗi vận tải, cung ứng nên khó khăn trong việc áp dụng tại chỗ. Thêm vào đó, chi phí áp dụng “3 tại chỗ” quá cao nên họ chỉ có thể áp dụng trong 7-20 ngày, nên gây cản trở cho việc áp dụng "3 tại chỗ".

 

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải trả lời tại họp. Ảnh T.Vương
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải trả lời tại họp. Ảnh T.Vương


Bên cạnh đó, quy định phòng dịch của mỗi địa phương khác nhau, nhiều địa phương đóng cửa cả khu công nghiệp khi phát hiện ca nhiễm trong khi doanh nghiệp phải mất nhiều công sức chuẩn bị phương án “3 tại chỗ”. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp chủ động xin không thực hiện phương án này.

Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết, cơ quan này sẽ phối hợp với Bộ Y tế để sớm ban hành văn bản hướng dẫn các phương án bảo đảm vừa chống dịch vừa bảo đảm sản xuất – kinh doanh.

Gỡ khó cho lưu thông hàng hoá

Cùng trả lời tại họp báo liên quan tới vấn đề lưu thông hàng hoá, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Duy Lâm cho biết, Bộ Giao thông Vận tải đã có các văn bản gửi các địa phương, Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 của các địa phương phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải thực hiện một số giải pháp để đảm bảo điều kiện thuận lợi nhất cho lưu thông hàng hóa.

Đầu tiên là tại các chốt kiểm soát, cũng như trên tất cả các tuyến đường không tiến hành kiểm tra với phương tiện đã được cấp mã QR do ngành giao thông vận tải cấp.

Thứ hai, đối với các phương tiện chưa được cấp mã QR code, thì lái xe có giấy xét nghiệm có kết quả âm tính với SARS-CoV-2, để tạo điều kiện cho việc lưu thông hàng hóa.

Thứ ba là tổ chức hậu kiểm tại các điểm logictic, bãi hàng hóa, đề nghị các địa phương xử lý nghiêm những vi phạm quy định này.

Bộ cũng kiến nghị Chính phủ, UBND các tỉnh, địa phương ưu tiên tiêm vaccine cho đội ngũ lái xe, phụ xe thực hiện vận tải liên tỉnh và lao động trong các ngành logistics phục vụ lưu thông hàng hóa thiết yếu.

Ngoài ra, Bộ cũng chỉ đạo các Cục chuyên ngành công bố đường dây nóng để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện vận tải hàng hóa.

https://laodong.vn/thoi-su/tinh-toan-lai-phuong-an-3-tai-cho-de-doanh-nghiep-co-the-san-xuat-940861.ldo

Theo VƯƠNG TRẦN (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Công ty cổ phần Nông nghiệp AgriS Gia Lai: Hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp và người trồng mía

Công ty cổ phần Nông nghiệp AgriS Gia Lai hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp và người trồng mía

(GLO)-Niên vụ ép mía 2024-2025 dù gặp nhiều bất lợi do thời tiết, nhưng nhờ triển khai kịp thời các chính sách đầu tư, hỗ trợ về kỹ thuật, vốn, bảo hiểm giá thu mua… Công ty cổ phần Nông nghiệp AgriS Gia Lai về đích sớm so với kế hoạch, mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho người trồng mía. 

Kỳ tích cao su vươn mình trên xứ sở Angko - Kampong Thom: Kỳ cuối-Đời sống người lao động ngày càng nâng cao

Cao su vươn mình trên xứ sở Angkor - Kampong Thom: Kỳ cuối - Đời sống người lao động ngày càng nâng cao

(GLO)- Bên cạnh xây dựng tổ chức Đảng vững mạnh, phát triển sản xuất kinh doanh, Đảng ủy, Ban Giám đốc Công ty cổ phần Cao su Chư Sê - Kampong Thom luôn quan tâm cải thiện đời sống cho hơn 3.300 lao động tại Campuchia với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/tháng.

Gia Lai: Bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết trong năm 2025

Gia Lai: Bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết trong năm 2025

(GLO)- Ngày 25-4, UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 10/CT-Ttg ngày 25-3-2025 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh. Trong đó có việc bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết trong năm 2025.

Gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất năm 2025

Gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất năm 2025

(GLO)- Chi cục Thuế khu vực XIV vừa có Công văn gửi các doanh nghiệp, tổ chức, hộ và cá nhân kinh doanh trên địa bàn các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông về việc tuyên truyền Nghị định số 82/2025/NĐ-CP của Chính phủ về gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất năm 2025.

Định giá tài sản hình thành trong tương lai: Thêm “cánh cửa” tiếp cận vốn cho doanh nghiệp

Định giá tài sản hình thành trong tương lai: Thêm “cánh cửa” tiếp cận vốn cho doanh nghiệp

(GLO)- Giải pháp đẩy mạnh hình thức cho vay dựa trên tài sản hình thành trong tương lai được đưa ra tại Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 25-3-2025 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) được xem là “cánh cửa” tiếp cận vốn cho doanh nghiệp.

Gian nan thử sức

Gian nan thử sức

Ở thời điểm này, có lẽ câu "lửa thử vàng, gian nan thử sức" là đúng nhất với các doanh nghiệp xuất khẩu trước mức thuế đối ứng 46% mà Mỹ áp cho VN.