Tình thơ nối nhịp cầu văn hóa Việt - Nhật

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Cách đây 10 năm, cuộc thi Sáng tác thơ haiku Việt - Nhật lần đầu tiên do Tổng lãnh sự quán Nhật Bản tại TPHCM phối hợp với Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TPHCM) tổ chức năm 2007.

 Lễ trao giải cuộc thi thơ haiku lần thứ 6
Lễ trao giải cuộc thi thơ haiku lần thứ 6



Lần lượt hai năm một lần, đến nay trải qua 6 mùa giải, cuộc thi thơ haiku đã thu hút khá đông người làm thơ, trong đó có nhiều nhà thơ chuyên nghiệp, trở thành nhịp cầu văn hóa độc đáo giữa hai dân tộc ở phương Đông.

PGS-TS Đoàn Lê Giang là chuyên gia về văn học Nhật Bản, gắn bó với cuộc thi thơ haiku Việt - Nhật 10 năm qua trên cương vị tổ chức lẫn giám khảo, cho biết: “Thơ haiku đã đi vào cuộc sống người Việt. Nó được giảng ở trường phổ thông, ở các khoa Nhật Bản học và nhất là các khoa Văn của đại học; nó được sáng tác tại các CLB ở Hà Nội, TPHCM và một số tỉnh thành khác. Thơ haiku cũng xuất hiện trên báo và được xuất bản thành từng tập. Thơ haiku ở Việt Nam là cầu nối để hiểu văn hóa Nhật Bản, nhưng không chỉ có thế, thơ haiku được chấp nhận vì nó còn bổ sung cho người Việt Nam một phương tiện để thể hiện tâm hồn mình, sự suy tư và cách nhìn riêng về thế giới”.

Giống như thơ lục bát của Việt Nam, haiku là thể thơ truyền thống của Nhật Bản. Tuy nhiên, khác với sự chặt chẽ về niêm luật, vần điệu của lục bát, haiku là thể thơ ngắn chỉ có tối đa 17 âm tiết (5-7-5), tự do không phụ thuộc vào vần điệu nên dễ làm, dễ phổ biến và đã lan tỏa đến nhiều nước trên thế giới. Đọc thơ haiku Việt, chúng ta thấy hiện lên trong đó tâm hồn, tính cách, đời sống thiên nhiên và văn hóa Việt và thơ chỉ còn là phương tiện chuyển tải. Chẳng hạn bài haiku của tác giả Nguyễn Hoàng Anh: Đêm Gò Dưa/Ếch nhái yêu đương/Côn trùng chơi nhạc Trịnh… Đây là bài haiku đoạt giải khuyến khích trong số 704 bài dự thi lần thứ 6 vừa qua. Gò Dưa là nghĩa trang có mộ nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Ở đó không chỉ là nơi yên nghỉ của người đã khuất mà đêm đêm còn cất lên những bản nhạc thiên nhiên của sự sống nhỏ bé đang sinh sôi nảy nở.


Và đây là bài haiku đoạt giải nhì của nhà thơ quen thuộc Xuân Trường gốc Quảng, thể hiện cảnh sắc thiên nhiên và tình cảm người Việt đau đáu nỗi tha hương: Mây bay đỉnh núi/Bìm bịp gom chiều/Tiếng mẹ quê xa. Một bức tranh quê quen thuộc đẹp đến nao lòng!

Khác với Xuân Trường, tác giả trẻ Nguyễn Huy Hoàng có góc nhìn và phát hiện khác lạ về đời sống phố thị Sài Gòn hiện đại, với bài haiku cùng đoạt giải nhì: Đường xe kẹt cứng/Vương trên tay lái/Một bông điệp vàng. Giữa không gian tưởng chừng ngộp thở ấy vẫn hiện diện cái đẹp lặng lẽ của bông điệp vàng. Cái hay của haiku chính là những khoảnh khắc tinh tế và sự liên tưởng, phát hiện bất ngờ. Như bài thơ cùng đoạt giải nhì của tác giả Đoàn Văn Tiềm ở Phú Thọ, khi nhìn vầng trăng đang soi mình trên dòng sông: Chảy giữa hai vầng trăng/Một dòng sông/Dát bạc.

Tác giả đoạt giải nhất cuộc thi haiku lần thứ 6 là nhà thơ Hà Thiên Sơn, đồng thời cũng là tiến sĩ triết học đang giảng dạy tại TPHCM, với chùm 3 bài: Làng chài/Người không về/Lưới cá phơi sương; bài 2: Bão đến/Thuyền gối bãi/Con mắt không khép; bài 3: Chuông gió/Em đến thăm/Suốt đêm không ngủ. Nhận xét về chùm thơ Hà Thiên Sơn, Trưởng ban giám khảo Đoàn Lê Giang cho rằng: “Những hình ảnh trong thơ anh có sức ám ảnh mạnh mẽ: con mắt thuyền thao thức trong cơn bão, lưới cá phơi sương chờ người đánh cá trở về, tiếng chuông gió reo trong đêm tình yêu. Hình ảnh chắt lọc, ngôn từ đẹp đẽ, thi pháp haiku được tuân thủ chặt chẽ, mà tình và cảnh rất Việt Nam. Thơ haiku của Hà Thiên Sơn là bằng chứng rõ ràng nhất về khả năng Việt hóa một thể thơ đến từ Nhật Bản”.

Cuộc thi Sáng tác thơ haiku Việt - Nhật lần thứ 6 vừa công bố kết quả và trao giải cuối tháng 12-2017. Giải nhất được trao cho tác giả Hà Thiên Sơn; 3 giải nhì: Nguyễn Huy Hoàng, Đoàn Văn Tiềm, Xuân Trường; 8 giải khuyến khích. Cuộc thi haiku lần thứ 7 sẽ diễn ra vào năm 2019.


Phan Hoàng (sggp)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

Thơ Từ Dạ Linh: Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

(GLO)- "Tặng em nỗi nhớ ngược chiều" của Từ Dạ Linh mang vẻ đẹp mộc mạc, đầy hoài niệm về tuổi thơ, về những khoảnh khắc hồn nhiên mà người ta thường dễ dàng quên đi. Ẩn chứa trong đó cũng là nỗi nhớ, sự lưu luyến về tình yêu đầu đời với những xúc cảm tinh khôi, thuần khiết...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.

“Mùa xuân của mẹ”

“Mùa xuân của mẹ”

(GLO)- Đầu năm nay, tác giả Lê Thị Kim Sơn-Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Gia Lai ra mắt tập truyện dành cho thiếu nhi “Cổ tích trưa” (Nhà xuất bản Kim Đồng) và mới đây là tập truyện ngắn “Mùa xuân của mẹ” (Nhà xuất bản Hồng Đức). 

Thơ Đại Dương: Em đi trên đồi hoa

Thơ Đại Dương: Em đi trên đồi hoa

(GLO)- "Em đi trên đồi hoa" của tác giả Đại Dương là sự hòa quyện giữa con người và cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp. Những câu thơ mang sắc thái vừa lãng mạn vừa thoáng gợi lên cảm giác tiếc nuối về thời gian trôi qua, để rồi "mắt hoa tròn ngấn lệ/rưng rưng vắt qua mùa"...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Với Krông Pa

Thơ Nguyễn Đình Phê: Với Krông Pa

(GLO)- Bài thơ "Với Krông Pa" của Nguyễn Đình Phê mang đến một cái nhìn sâu sắc về mảnh đất và con người nơi đây. Không chỉ đưa người đọc đi qua những khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, tác giả còn gợi lên những câu chuyện lịch sử và cả hành trình đổi thay sau chiến tranh của vùng đất này.

Kết nối, tôn vinh bạn đọc yêu sách

E-magazineKết nối, tôn vinh bạn đọc yêu sách

(GLO)- Sáng 17-10, Thư viện tỉnh Gia Lai tổ chức chương trình “Kết nối bạn đọc yêu sách” với sự tham gia của hàng trăm học sinh thuộc các đơn vị trường học trên địa bàn TP. Pleiku, những người làm công tác thư viện ở cơ sở và bạn đọc tích cực của thư viện năm 2024.

Thơ Lê Vi Thủy: Ngày nắng

Thơ Lê Vi Thủy: Ngày nắng

(GLO)- Bài thơ "Ngày nắng" của Lê Vi Thủy là những hình ảnh đầy sức sống và hy vọng. Tác giả khéo léo khắc họa cuộc sống khó khăn nhưng đầy nghị lực của con người, với những mầm xanh vươn lên trong khô cằn, thể hiện niềm tin vào ngày mai tốt đẹp hơn.