Ngày xưa kẹo kéo…

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tuổi thơ có bao nhiêu hương vị ngọt ngào. Có chùm dủ dẻ vàng ươm thơm lừng lựng. Có những quả mâm xôi đỏ mọng treo lủng lẳng ngoài bờ rào. Có que cà rem ngọt ngọt mát mát. Và có cả những cây kẹo kéo nhai mỏi cả miệng một thuở xa vời…
Ảnh minh họa (nguồn: internet)
Ảnh nguồn internet
Khung trời tuổi thơ nơi quê nhà có bao nhiêu niềm vui đong đầy. Có cánh đồng cạn chiều chiều trâu no cỏ, những cánh diều lại bay tít cao. Có con sông quê đầu làng vẫn thường í ới gọi nhau ra ngụp lặn. Và có những trưa ngồi đầu ngõ đợi bác Tư kẹo kéo ghé sang.
Lớn rồi, ngồi nhớ lại, thấy vui. Ngày nhỏ, chẳng trưa nào mà không trốn ngủ. Bởi có vô vàn những niềm vui mà đứa trẻ quê nào cũng trải qua. Là cùng đám bạn lang thang đi tìm quả dại. Là rủ nhau ra đồng tát cá, đi tắm sông. Là góp cùng nhau chiếc dép đứt quai hay những mảnh sắt vụn đổi kẹo kéo.
Ngày xưa ấy, biết bọn trẻ làng tôi vẫn ngồi đợi ở gốc đa đầu làng mỗi trưa, thể nào bác Tư kẹo kéo cũng đạp chiếc xe cũ kĩ ghé qua. Bọn tôi thì chẳng mấy khi có tiền lẻ. Mảnh sắt vụn, chiếc dép đứt quai hay mấy vỏ lon, chai nhựa cũng chẳng đáng là bao. Nhưng thương bọn tôi, bác Tư bao giờ cũng ngắt cho mỗi đứa một cây kẹo thật dài. Ôi chao, chỉ cần được như thế đã là cả niềm hạnh phúc thỏa ước ao. Có những hôm bác Tư không ghé sang, cả bọn ngồi buồn ngẩn ngơ, nghe nhớ nhớ những que kẹo làm ngọt cả buổi trưa.
Kể làm sao hết những niềm vui với cây kẹo kéo ngày xưa. Kẹo chỉ có một vị ngọt lịm, lâu lâu lại có cái béo béo bùi bùi của mấy hạt đậu phộng rang bên trong. Vậy mà đứa nào cũng thích. Ngồi nhai từng miếng kẹo dẻo đến đơ cả quai hàm mà vẫn cứ xuýt xoa khen ngon. Vui nhất là đứng nhìn bác Tư lấy kẹo. Chẳng ai hiểu sao, từ trong một chiếc hộp gỗ đặt ở gác ba ga xe, bác lại kéo ra những que kẹo trắng dài như vô tận. Càng khó hiểu hơn là kẹo dẻo là thế, mà sao bác Tư lại có thể một tiếng “rắc” là có thể ngắt rời que kẹo ra ngay. Đó là những câu hỏi mà bọn tôi tò mò suốt cả tuổi thơ. Nhưng trẻ con thì chẳng bao giờ nhớ lâu được, những câu hỏi ấy chỉ thoáng qua thôi, cái ngọt ngon hấp dẫn của que kẹo rất nhanh chóng chiếm hết tâm trí của bọn tôi.
Đã qua rồi cái thời trưa trưa ngồi dưới gốc đa đầu làng thèm cây kẹo kéo. Chiều nay về thăm quê, hỏi đám trẻ đang đùa giỡn đường làng thì không đứa nào biết cây kẹo kéo là gì. Hỏi đám bạn ngày xưa thì chẳng mấy ai còn ở quê nữa. Hỏi thăm bác Tư thì nghe bác nghỉ kẹo kéo lâu rồi. Trong gió chiều xao xác, chợt nghe đâu đó bên mình tiếng rao từng làm thao thức cả những buổi trưa tuổi thơ: “Kẹo kéo, càng kéo càng dài, càng nhai càng ngọt, ngọt như đường cát, mát như đường phèn. Ai mua kẹo kéo không…”.
Tư Hương

Có thể bạn quan tâm

Tiết mục Hồn chiêng Tây Nguyên (cụm Công đoàn số 1) đạt giải 3 thể loại múa tại hội diễn. Ảnh: Vũ Chi

Ayun Pa: Sôi nổi Hội diễn nghệ thuật quần chúng trong đoàn viên, người lao động

(GLO)- Hội diễn nghệ thuật quần chúng trong đoàn viên, người lao động thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) năm 2024 là hoạt động thường niên, tạo sân chơi bổ ích cho những người làm nghệ thuật không chuyên. Với sự chuẩn bị chu đáo, các cụm Công đoàn đã mang đến nhiều tiết mục đặc sắc, hấp dẫn.
Thơ Nguyễn Ngọc Phú: Tấm áo Điện Biên

Thơ Nguyễn Ngọc Phú: Tấm áo Điện Biên

(GLO)- Tấm áo trấn thủ đã trở thành biểu tượng gắn liền với người chiến sĩ Điện Biên trong suốt 56 ngày, đêm "đánh lấn từng thước đất". Ngắm nhìn tấm áo ấy được trưng bày trong bảo tàng, tác giả Nguyễn Ngọc Phú bồi hồi, tưởng như được sống lại phút giây chiến đấu hào hùng của cha anh.
Thơ Hà Hoài Phương: Tự khúc

Thơ Hà Hoài Phương: Tự khúc

(GLO)- "Tự khúc" của tác giả Hà Hoài Phương là những chiêm nghiệm rất thực về cuộc đời. Sau cơn mưa trời lại sáng, không có điều gì tồn tại mãi, dù đó có là những niềm vui, hạnh phúc hay khổ đau...
Xếp sách nghệ thuật

Xếp sách nghệ thuật

(GLO)- Như một kiến trúc sư với nguyên vật liệu là sách, các nhân viên Thư viện tỉnh Gia Lai đã dày công sáng tạo và mô phỏng thành công nhiều công trình văn hóa-lịch sử đẹp mắt nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền về văn hóa đọc.
Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

(GLO)- Đằng sau những người chiến sĩ cống hiến máu xương cho Tổ quốc là sự hy sinh lặng lẽ của những người mẹ. Họ lặng thầm tiễn lần lượt chồng, con lên đường để rồi mòn mỏi chờ đợi, nỗi đau dằng dặc đổi lấy niềm vui chung của quê hương, đất nước...

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

(GLO)- Tôi bước vào nghề báo thì gặp anh Nguyễn Hoàng Thu. Bấy giờ, anh cũng mới vào Báo Thanh Niên, thường trú ở Tây Nguyên. Lúc này, anh còn độc thân, sống ở Buôn Ma Thuột. Anh hơn tôi đến chục tuổi, thường đội chiếc mũ beret màu đen trông rất lãng tử, nhưng tính tình khá trẻ trung và cá tính.

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...