Họa sỹ Việt kiều tái hiện cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Bác Hồ qua 55 bức vẽ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Xuất phát từ tình cảm đối với Bác Hồ, với quê hương, đất nước, ông Đào Trọng Lý - một Việt kiều Thái Lan - đã vẽ hàng trăm bức tranh về Bác.
Triển lãm giới thiệu 55 bức tranh về Bác Hồ của họa sỹ Đào Trọng Lý. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Triển lãm giới thiệu 55 bức tranh về Bác Hồ của họa sỹ Đào Trọng Lý. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Ngày 17/5, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm “Tấm lòng của họa sỹ Việt kiều với Bác Hồ” giới thiệu 55 bức tranh về cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh của họa sỹ Đào Trọng Lý - Việt kiều tại Thái Lan.

Năm 2018, khi được giao nhiệm vụ quản lý Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại tỉnh Nakhon Phanom, Thái Lan, họa sỹ Đào Trọng Lý bắt đầu vẽ hàng trăm bức tranh về Bác, dựa theo tâm thức của mình và những tư liệu, hình ảnh tìm kiếm được.

Các bức tranh phản ánh sự nghiệp cách mạnh của Bác từ những ngày đầu ra đi tìm đường cứu nước, đến những dấu mốc quan trọng của lịch sử cách mạng Việt Nam luôn gắn liền với hình ảnh vị lãnh tụ kiệt xuất nhưng bình dị, chan hòa tình yêu thương dành cho nhân dân Việt Nam và nhân dân trên toàn thế giới.

Công chúng sẽ bắt gặp hình ảnh Bác Hồ tập thể dục, lội suối trên đường đi dự Đại hội Đảng Toàn quốc lần thứ II tại Chiến khu Việt Bắc, tham gia kéo lưới cùng bà con ngư dân…

Chia sẻ với phóng viên Báo Điện tử VietnamPlus, họa sỹ Đào Trọng Lý cho hay ông luôn hướng về quê hương, đất nước. Ông hy vọng những bức vẽ dẫu chưa thật sáng tạo nhưng xuất phát từ trái tim sẽ hun đúc thêm tình yêu Bác Hồ cho không chỉ kiều bào tại Thái Lan mà cho bất cứ ai xem tranh, để từ đó các thế hệ người Việt Nam sẽ tiếp tục học hỏi, làm theo tấm gương, đạo đức Hồ Chí Minh.

Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (bìa trái) cùng các đại biểu tham quan triển lãm. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (bìa trái) cùng các đại biểu tham quan triển lãm. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Phát biểu tại lễ khai mạc, Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam Nguyễn Anh Minh khẳng định cuộc đời, tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn sống mãi trong mỗi người dân Việt Nam, dù sinh sống trong nước hay đang ở nước ngoài.

“55 bức tranh về Bác Hồ trong triển lãm này được họa sỹ Đào Trọng Lý vẽ theo tâm thức của mình, xuất phát từ tình cảm tự nhiên và dựa một phần vào những tư liệu, hình ảnh mà ông tìm kiếm được. Những tác phẩm sẽ giúp cộng đồng người Việt nói chung và Việt kiều tại Thái Lan nói riêng hiểu hơn về cuộc đời và sự nghiệp của Bác,” ông Minh nói.

Công chúng có thể đến xem tranh từ nay đến hết ngày 22/5 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, 66 Nguyễn Thái Học, Hà Nội. Kết thúc triển lãm, 55 bức tranh sẽ được họa sỹ Đào Trọng Lý trao tặng cho bảo tàng./.

Họa sỹ Đào Trọng Lý, sinh năm 1951, trong một gia đình Việt kiều yêu nước tại tỉnh Nakhon Phanom (Thái Lan), quê gốc ở huyện Quốc Oai (Hà Nội). Ông mê vẽ từ nhỏ và mong muốn trở thành họa sỹ nhưng điều kiện gia đình không cho phép. Ông đã trở thành một thầy giáo dạy tiếng Việt cho con em Việt kiều, tham gia công tác hội người Việt ở tỉnh Nakhon Phanom.

Ông từng là Chủ tịch Hội người Thái gốc Việt tỉnh Nakhon Phanom, phụ trách quản lý Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại tỉnh Nakhon Phanom. Hiện, ông đang là Trưởng ban cố vấn của Tổng hội Việt kiều tại Vương quốc Thái Lan. Ông được tặng thưởng Huy chương Kháng chiến hạng Nhì, còn cha ông được tặng thưởng Huy chương Kháng chiến hạng Nhất.

Một số tác phẩm trong triển lãm:

Bác Hồ câu cá ở Chiến khu Việt Bắc.

Bác Hồ câu cá ở Chiến khu Việt Bắc.

Tranh vẽ Bác Hồ kéo lưới, lấy cảm hứng từ hình ảnh Bác cùng bà con ngư dân tại biển Sầm Sơn, ngày 17/1/1960.

Tranh vẽ Bác Hồ kéo lưới, lấy cảm hứng từ hình ảnh Bác cùng bà con ngư dân tại biển Sầm Sơn, ngày 17/1/1960.

Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đài quan sát trận đánh mở màn của bộ đội ở Đông Khê trong Chiến dịch Biên giới (1950).

Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đài quan sát trận đánh mở màn của bộ đội ở Đông Khê trong Chiến dịch Biên giới (1950).

Bác Hồ thăm đồng bào dân tộc thiểu số trong mùa gặt lúa trong tranh vẽ của họa sỹ Đào Trọng Lý.

Bác Hồ thăm đồng bào dân tộc thiểu số trong mùa gặt lúa trong tranh vẽ của họa sỹ Đào Trọng Lý.

Có thể bạn quan tâm

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Ngày 4-4, tại Hà Nội, Bộ VH-TT-DL tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng Nghị định về khuyến khích phát triển văn học. Đây là một bước quan trọng nhằm tạo dựng hành lang pháp lý hỗ trợ nền văn học Việt Nam phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0.

 Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

(GLO)- "Bầu trời trở lại" của Lữ Hồng là bài thơ giàu hình ảnh và cảm xúc, gợi lên sự chuyển mình của thiên nhiên, lòng người. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, cũng là một hành trình nội tâm sâu sắc, nơi con người giao hòa với đất trời, với những giấc mơ và niềm tin vào ngày mai.

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

(GLO)- Bài thơ "Đêm sang mùa" của Đào An Duyên là một bức tranh thơ mộng về những khoảnh khắc chuyển giao, khi đêm và mùa giao thoa, khi không gian và thời gian hòa quyện vào nhau, tạo nên một cảm giác lạ kỳ, huyền bí...

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

(GLO)- Sinh ra trong một gia đình trí thức người Jrai ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai), cô Kpă H’Nina-Giáo viên môn Tiếng Anh ở Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Ia Grai) không chỉ được rèn giũa tinh thần ham học, mở mang kiến thức mà còn được thừa hưởng vẻ đẹp của cả bố và mẹ.

“Tổ quốc bên bờ sóng”

“Tổ quốc bên bờ sóng”

(GLO)- Đó là chủ đề cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức nhằm thực hiện kế hoạch tuyên truyền về biển, đảo năm 2025.

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

(GLO)- Mặc nhiên, việc sáng tạo văn học nghệ thuật luôn mang tính độc lập và tự giác cao độ của mỗi văn nghệ sĩ, nhưng hành trình ấy sẽ không đơn độc nếu có sự dìu dắt chân tình của người đi trước. Tại phố núi Pleiku, nhiều tác giả trẻ đã tìm được điểm tựa tinh thần đáng quý như thế.

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

(GLO)- Nhà giáo Tạ Chí Tào (trú tại huyện Chư Sê) mang trọng bệnh đã nhiều năm nhưng chưa bao giờ chịu ngừng nghỉ. Anh vẫn đều đặn sáng tác văn học, nghiên cứu lịch sử. Đến nay, anh đã có gần 10 đầu sách, chính xác là 9 tập đã phát hành, còn 1 cuốn nghiên cứu lịch sử đang có kế hoạch xuất bản.

Báo Gia Lai: Phụng sự và kiến tạo

Báo Gia Lai phụng sự và kiến tạo

(GLO)- Qua 78 năm xây dựng và trưởng thành (16/3/1947-16/3/2025), Báo Gia Lai xứng đáng là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Trong xu thế hiện nay, Báo Gia Lai chú trọng phát huy vai trò kiến tạo nhằm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền.