Tình

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sa là một người phụ nữ cuồng công việc, cái sự cuồng được thể hiện rõ tới mức bản thân cô cũng không nhận ra mình đã bước qua tuổi ba mươi mà không có lấy một người đàn ông trong đời mình.

Khi mỗi tối, dường như đôi lần cô mệt mỏi trên bàn làm việc, nhìn quanh, thứ gì cũng không thiếu, một căn nhà của riêng mình trên phố thị, một trưởng phòng công ty, vị trí mà những người đàn ông đua nhau để giành nhưng cô lại có được, ly rượu vang mỗi tối và công việc mình yêu thích. Ai nhìn vào cũng có thể nói cô là người phụ nữ thành đạt. Kỳ dường như lại trái ngược với chị mình, dù cả hai là chị em sinh đôi. Cả hai đều có xuất phát điểm như nhau là hai người con gái từ nông thôn lên thành thị nhưng Kỳ đã bỏ dở việc học từ sớm vì kế sinh nhai. Cho đến giờ, Sa vẫn hay la rầy Kỳ chỉ còn một năm nữa là tốt nghiệp, sao lại bỏ dỡ nhưng cứ mỗi khi nhắc đến, Kỳ lại cười rồi đánh trống lảng. Sự thành công của bản thân khiến Sa nhìn Kỳ như cách nhìn một kẻ thất bại. Kỳ chỉ là công nhân của một công ty may mặc nhỏ, và năm hai lăm tuổi, Kỳ lấy chồng, hai vợ chồng cùng ở trọ tại khu nhà trọ cách không xa nhà Sa.

- Sao mày lại lấy chồng khi còn quá sớm như vậy? Tao đã nói sẽ thu xếp công việc trong công ty tao cho mày, có thể lấy chồng là dân văn phòng, khá giả, thu nhập cao.

- Hai lăm tuổi cũng lớn rồi đó bà chị tui ơi, hơn nữa, duyên nó tìm đến thì mình đón nhận chứ. Với lại, em cũng học chưa tới, công ty chị cũng yêu cầu cao, em không muốn mọi người nói chị ưu tiên cho người thân rồi đến khi em làm không tốt thì…

Sa khẽ đốt điếu thuốc, rót cho mình một ly rượu vang và thả mình trong chiếc ghế bành to sụ, cô khoác lên mình vẻ ngoài sành điệu của một người đàn bà thành thị, còn Kỳ thì đang lúi húi dọn dẹp căn nhà của chị mình. Vì Kỳ luôn từ chối khoản tiền giúp đỡ của Sa nên Sa vẫn hay nói Kỳ sang dọn nhà và trả công cho Kỳ, vì Sa biết Kỳ chỉ chấp nhận được trả công nếu bỏ công sức ra để làm.

- Chị hút thuốc ít thôi, cả rượu nữa, như thế không tốt cho sức khỏe đâu.

Nhưng khói thuốc có thể làm Sa cảm thấy mạnh mẽ hơn, còn rượu khiến Sa quên đi thực tại mệt mỏi trong công việc. Đứng trên vị trí cao đã khó nhưng để duy trì vị trí đó còn khó hơn. Mỗi ngày dường như đều có những người muốn tranh giành vị trí đó với cô, và quả thật, cô có tình yêu đặc biệt với công việc của mình, cô luôn muốn không ngừng đấu tranh với cuộc đời này.

- Cô Sa có nhà không vậy? Tôi mới nấu ít canh rau mang qua cho cô đây…

Tiếng khép cửa lại, Kỳ đi vào nhà lém lỉnh nhìn Sa:

- So ra anh Hen ảnh thương chị thật đấy nhỉ, ảnh sợ chị lo làm, không nấu ăn nên lại nấu đồ ăn mang qua này.

Sa vội gạt phắt đi suy nghĩ của cô em. Hen là hàng xóm của Sa, từ khi Sa lên phố đều được Hen giúp đỡ, anh chỉ làm việc trong một công ty nhỏ nhưng lại rất giỏi nấu ăn và biết tính chất công việc của Sa nên anh lo cô bỏ bữa, khi nấu cho mình, anh cũng tranh thủ nấu cho cô. Anh đã tỏ tình với cô ba năm trước nhưng bị cô từ chối, dù thế, anh vẫn nói anh sẽ chờ đợi cô thực hiện mộng tưởng của cuộc đời mình.

Cách đây ít tháng, Sa đón mẹ dưới quê lên để phụng dưỡng vì ba cô vừa mất, để mẹ dưới quê ở một mình cô không yên tâm. Thế nhưng sau đó bắt đầu biến cố ập tới, công ty làm ăn thua lỗ, ban quản trị trong công ty đều cố gắng góp phần để giữ lại công ty nhưng rồi không cứu được, công ty phá sản, vì thế những người đứng đầu trong công ty, kể cả Sa cũng ôm trong mình khoản nợ đầu tư lớn. Sa đã trăn trở rất nhiều, thậm chí bán dần hết xe và những tài sản có giá trị cũng như khoản tiền dành dụm chỉ để trang trải nợ nần. Khi người ta lâm vào chốn đường cùng, người ta hay có những phút giây đôi khi nóng giận vì thiếu suy nghĩ. Khi Kỳ bắt đầu góp ý với Sa, Sa không hiểu sao lại trách ngược cả Kỳ:

- Mày thì biết gì mà khuyên nhủ tao, nếu ngày đó mày ăn học đến nơi đến chốn, tao nhờ cậy được mày thì có phải giờ mày cũng có ít tiền giúp đỡ tao không?

Kỳ không nói gì, chỉ im lặng rời nhà Sa, lúc ấy mẹ Sa mới lên nói chuyện với Sa:

- Có việc này Kỳ nhờ mẹ giấu con, chắc cũng đã năm sáu năm rồi. Mẹ cũng đã hứa sẽ không nói ra nhưng thấy hai đứa như thế này mẹ không thể không nói…

Và câu chuyện bắt đầu từ việc hai cô sinh viên nghèo lên phố trọ học tìm cơ hội đổi đời. Lên tới năm ba, dù đã gần hoàn thành ước mơ của mình nhưng khi ấy dưới quê có đợt lũ to, tài sản mất sạch, tiền học nhà không thể gửi lên được mà ngay cả chỗ trọ chưa đóng tiền cũng có nguy cơ bị đuổi. Ngành Sa học tốn rất nhiều tiền, và giờ là năm quan trọng, vì thế Kỳ đã bàn với mẹ sẽ nghỉ học đi làm để có tiền cho Sa tiếp tục việc học… Và Kỳ dặn mẹ tuyệt đối không được nói với Sa.

Hai vợ chồng Kỳ bước vào nhà khi câu chuyện của mẹ vừa đến hồi kết. Sa chưa kịp xin lỗi thì đã nghe Kỳ nhỏ nhẹ:

- Hai vợ chồng em bàn nhau mấy bữa nay, sáng nay, chồng em chở em đi bán cái nhẫn cưới, với được ít tiền hai đứa dành dụm, chị coi trả được khoản nào trả trước rồi mình tính tiếp sau…

- Nhưng nhẫn cưới của hai đứa…

- Hai cứ lấy đi hai - Chồng Kỳ nói - Nhẫn cưới chỉ là hình thức, quan trọng là tụi em là vợ chồng ăn đời ở kiếp mà. Mình là người trong nhà, giúp được nhau gì thì phải giúp.

Đột nhiên những ký ức trong đầu Sa vụt qua, cả cách mà Sa coi thường người em rể chỉ là công nhân của mình làm Sa xấu hổ. Đôi khi, lúc con người ta rơi vào hoàn cảnh khốn cùng, mới nhận ra đâu là người tốt với mình. Sa chợt nhớ mình đã từng nghe ở đâu đó, trường học thì dạy rồi mới thực hành, còn trường đời thì lại cho mình thực hành trước rồi người ta mới rút ra bài học…

Vì có năng lực, Sa cũng mau chóng xin được việc mới ở một công ty tốt, nợ nần cũng qua năm tháng mà trang trải được. Sa cũng tập cho mình cách nhìn nhận lại với cuộc sống và trân trọng những mối quan hệ chân thành xung quanh. Gần đây, Sa còn tập nấu ăn, dành thời gian bên gia đình chứ không thả mình vào guồng quay công việc nữa. Bữa cơm đầu tiên trọn vẹn Sa nấu, Sa mời vợ chồng em qua ăn, lúc đó hai người đã rất bất ngờ, gần như trước đó chồng Kỳ không được bước vào nhà Sa… Sa cũng chợt nghĩ tới một khoản tiền lớn mà Kỳ đưa cho Sa:

- Của anh Hen, mà ảnh dặn em không được nói.

Sa đã từng cảm động nhưng đã tự dặn lòng không được xiêu lòng trước người đàn ông ấy vì công việc, nhưng rồi dường như sự cố gắng cuối cùng cũng đã bị đổ vỡ khi sự yếu đuối đã thay thế cho tình cảm chân thành. Sa đột nhiên đỏ mặt nói với Kỳ:

- Em nói với anh Hen qua dùng bữa với nhà mình...

Truyện ngắn: LÊ HỨA HUYỀN TRÂN

Có thể bạn quan tâm

Ảnh: Phạm Quý

Bây giờ đang thắm mùa hoa

(GLO)- Từ dưới chân núi, tôi ngước nhìn vòm trời xanh văn vắt treo đầy những cụm mây trắng xốp. Nổi bật trong không gian cao rộng là màu đỏ của đất bazan và ngờm ngợp sắc hoa, nhất là màu vàng của dã quỳ.

Bước ra ngày mới

Bước ra ngày mới

(GLO)- Lúc còn đi học, mỗi buổi sớm mai, tôi thường nghe thấy tiếng bánh xe lăn trên đường rồi sau đó mới là tiếng những cánh cổng sắt được mở ra, tiếng người đi thể dục lao xao.

Ảnh minh họa: Minh Lê

Mây giăng mắt núi

(GLO)- Qua ngày lập đông, còn bao nhiêu heo may gió cũng mang về theo mùa hun hút. Trên đầu dốc, cây bằng lăng núi lá đã chuyển thành màu đỏ sậm như những nốt son ấm áp giữa bao la xanh. Và mây ở đây, bốn mùa cứ lờn vờn khắp các triền đồi.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Vườn bắp của ba

(GLO)- Nhiều năm ở phố nhưng tôi đã quen với đất đồng, quen với sự bình yên làng mạc. Bởi vậy, hễ có dịp là tôi tranh thủ về quê, chẳng nhất thiết là phải cuối tuần.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Bài học đầu tiên

(GLO)- Buổi sáng hôm ấy, mẹ nắm tay đưa tôi đến trường lần đầu tiên. Ngôi trường làng nhỏ bé, nằm giữa những tán cây xanh rợp bóng mát. Không gian thoang thoảng mùi thơm của những đóa hoa bên đường.

Những món đồ cũ

Những món đồ cũ

(GLO)- Mỗi lần sắp xếp lại đồ đạc trong nhà, tôi thường tần ngần ngắm nhìn những món đồ cũ. Những đồ vật vốn vô tri, nhưng khi gắn với cuộc sống con người thì chúng trở nên có hồn và có thể gợi lại những câu chuyện, kỷ niệm khó quên.

Mùa nấm mối

Mùa nấm mối

(GLO)- Đã 3 mùa mưa qua, khu vườn nhà tôi đều xuất hiện nấm mối. Những búp nấm nhú lên mặt lá ủ sau một thời gian dài ủ meo mầm, khi gặp cơn mưa đầu mùa rồi nắng lên vài hôm, có cơn mưa tiếp theo là những tai nấm mối thân trắng, núm đầu dù màu xám đội lên từng khóm.

Dã quỳ trong sương đêm

Dã quỳ trong sương đêm

(GLO)- Dã quỳ là biểu tượng của sức sống mãnh liệt, kiêu hãnh. Khi gợi nhắc sắc hoa màu nhớ, người ta thường nghĩ đến màu vàng rực rỡ trong nắng ban mai, trong buổi bình minh hé giấc hay rực ấm lúc chiều tà.

Thương hoài bếp lửa

Thương hoài bếp lửa

(GLO)- Ở quê, mẹ tôi vẫn dùng bếp củi. Mỗi lần về quê, tôi rất thích ngồi bên bếp lửa ấy, thi thoảng lại dụi đầu vào vai mẹ. Ngọn lửa tí tách reo vui gọi về trong tôi biết bao kỷ niệm ấu thơ.

Thân Thương loài hoa của núi - Dã quỳ

Thân thương loài hoa của núi

(GLO)- Khi những cơn mưa cuối mùa khép lại báo hiệu mùa khô Tây Nguyên đã đến, những dải hoa dã quỳ (còn có tên cúc quỳ, sơn quỳ, quỳ dại,…) bắt đầu vươn mình khoe sắc. Những đóa hoa dã quỳ nhỏ bé, tràn đầy năng lượng và sức sống, tạo nên những dải sóng đồi vàng rực, mê hoặc lòng người.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Nhớ mùa cà phê

(GLO)- Lâu lắm rồi, tôi mới có 1 ngày nghỉ rớt vào giữa tuần. Vui vẻ tận hưởng ngày nghỉ đột xuất cũng là một cách để hưởng thụ cuộc sống. Tôi lấy điện thoại ra gọi bạn. Sau một hồi chuông dài, tôi nghe tiếng bạn giữa vô số thanh âm ồn ào. Bạn nói đang bận hái cà phê.

“Gió mùa đông bắc se lòng”

“Gió mùa đông bắc se lòng”

(GLO)- Những ngày này, trời trở lạnh. Những cơn gió đượm sắc đông thấm sâu vào từng góc phố, hàng cây, ngôi nhà... Người ta thường nói rằng, khi đông về, trong lòng mỗi người dường như thường dâng lên một nỗi buồn man mác.

Áo bà ba

Áo bà ba

(GLO)- Đang mua hàng thì bỗng nhiên tôi cảm thấy có người phía sau nhìn mình. Tôi quay đầu lại và bất giác mỉm cười chào chị.

Thạch sương sâm - Món quà ký ức

Thạch sương sâm - Món quà ký ức

(GLO)- Khu chợ Bà Định (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) đông đúc kẻ bán người mua với đủ thực phẩm tươi rói vào sáng sớm. Vậy nhưng, hàng thạch sương sâm của bà Nguyễn Thị Hoa (trú tại 34/25 Hoàng Sa, TP. Pleiku) luôn có sức hút đặc biệt. Dù nắng hay mưa, hàng của bà luôn bán hết trước 8-9 giờ sáng.

Gửi lại trên đồi

Gửi lại trên đồi

(GLO)- Đôi khi, một chuyến đi xa chỉ chừng mấy mươi cây số cũng đủ khiến chúng ta bước ra khỏi cái vòng quẩn quanh thường nhật, thu lấy một ít năng lượng mới trước khi mình bị “mòn” đi bởi những trật tự cũ càng.