Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương: Nhớ về nguồn cội, kết nối tương lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương mang bản sắc riêng của dân tộc Việt Nam, là biểu tượng của tinh thần dân tộc, cội nguồn sức mạnh, là cầu nối về quá khứ hào hùng và hướng đến tương lai.

GS.TS. NGND Trần Văn Bính: Thờ cúng Hùng Vương là thờ tổ tiên, biết ơn công lao của những người đi trước, hiểu được nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay
GS.TS. NGND Trần Văn Bính: Thờ cúng Hùng Vương là thờ tổ tiên, biết ơn công lao của những người đi trước, hiểu được nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay



Trao đổi với Báo Điện tử Chính phủ, GS.TS. NGND Trần Văn Bính, nguyên Viện trưởng Viện Văn hóa và Phát triển, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cho biết, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là một hình thức thờ Tổ độc đáo mà hiếm quốc gia nào trên thế giới có được.

Huyền thoại Lạc Long Quân và Âu Cơ đã giáo dục chúng ta lòng biết ơn, đặc biệt là ý thức về cội nguồn giống nòi, mối quan hệ máu thịt của người Việt Nam. Hai chữ "đồng bào" đã nói lên điều đó, "đồng" là cùng, "bào" là bọc, "đồng bào" là cùng một bọc. Tất cả chúng ta, dù người miền Bắc, miền Nam, miền Trung, dù người miền núi, miền xuôi, miền biển đều cùng chung một bọc trứng của Âu Cơ. Đó là một mối quan hệ đặc biệt, chỉ dân tộc Việt Nam mới có.

Vì vậy, theo GS.TS. NGND Trần Văn Bính, giá trị sâu xa của tín ngưỡng Hùng Vương là sự gắn kết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau của cộng đồng dân tộc Việt, những người có chung một cội, cùng chung một nguồn.
Gìn giữ giá trị nhân văn của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương

Theo GS.TS. NGND Trần Văn Bính, khi bước vào thời kỳ kinh tế thị trường, hội nhập toàn cầu, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương hay bất cứ một cơ sở văn hóa, loại hình văn hóa nào cũng đều đứng trước những thách thức.

Hiện nay, không ít người trẻ đã quên mất cội nguồn của mình, quên mất giá trị tinh thần của dân tộc và chạy theo thị hiếu, theo trào lưu được du nhập từ nước ngoài.

GS.TS. NGND Trần Văn Bính cho rằng, chúng ta cần nhận thức được chúng ta là ai, chúng ta từ đâu tới, khi đó sẽ biết được chúng ta đi về đâu. Ý nghĩa của việc nâng cao giá trị, sức sống của câu chuyện Hùng Vương dựng nước là ở chỗ đó.

Từ năm 1942, giáo dục cách mạng Việt Nam đã nhấn mạnh rất nhiều vai trò của Hùng Vương. Đến năm 1954, trong cuộc gặp gỡ, nói chuyện và giao nhiệm vụ cho cán bộ Đại đoàn quân Tiên Phong trên đường về tiếp quản Thủ đô và dừng chân tại Đền Giếng (trong khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng), Bác Hồ đã nói với đoàn quân rằng: "Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước".

"Chữ 'giữ lấy nước' không chỉ có ý nghĩa giữ biên cương, đất đai của Tổ quốc mà là giữ cho được hồn thiêng sông núi. Cái hồn thiêng sông núi đó chính là giá trị văn hóa, giá trị làm người của dân tộc Việt Nam chúng ta", GS.TS. NGND Trần Văn Bính nói.

Để có thể gắn kết nhân dân từ Bắc vào Nam, giúp bà con không có điều kiện ra viếng Đền Thờ Vua Hùng tại Phú Thọ, GS.TS. NGND Trần Văn Bính cho rằng, cần mở rộng xây dựng công trình Đền thờ Vua Hùng tại các địa phương, kết nối với mạng lưới các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, phục vụ du khách tham quan, chiêm bái, tưởng niệm. Việc làm này cũng là giải pháp phục hồi du lịch sau khoảng thời gian "ngủ đông" vì đại dịch COVID-19.

Vừa qua, công trình Đền thờ các Vua Hùng tại thành phố Cần Thơ đã chính thức khánh thành. Đây là điểm hội tụ tâm linh, thờ kính tôn nghiêm các Vua Hùng tại vùng đất phương Nam và kết nối linh thiêng với Đền Hùng nơi đất Bắc, như mạch nguồn Bắc - Nam một nhà, non sông một dải, phát triển giàu mạnh, hùng cường.

"Chúng ta phải nhớ thờ cúng Hùng Vương là thờ tổ tiên, biết ơn công lao của những người đi trước, hiểu được nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay", GS.TS. NGND Trần Văn Bính nhấn mạnh.

Theo MINH ANH (chinhphu.vn)
 

Có thể bạn quan tâm

Vợ chồng nghệ nhân trẻ Kro-Bier tham gia trình diễn tại Liên hoan cồng chiêng Tây Nguyên năm 2023.

Vợ chồng trẻ đều là nghệ nhân

(GLO)- Giữa núi rừng Đông Trường Sơn có cặp vợ chồng trẻ đều là nghệ nhân, được dân làng yêu mến gọi là “hgei” (người giỏi giang, giỏi nhất) bởi khả năng nổi bật về đan lát, dệt vải và thực hành di sản văn hóa. Đó là vợ chồng anh Kro-chị Bier ở thôn 3, xã Đăk Pơ Pho, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai.
Dưới bóng nhà dài

Dưới bóng nhà dài

(GLO)- Ngày trước, nhiều cộng đồng các dân tộc thiểu số ở vùng Trường Sơn-Tây Nguyên có tập quán ở nhà dài. Dưới bóng nhà dài, cuộc sống của bà con diễn ra thật yên bình, thư thái.
Mở rộng không gian cho di sản

Mở rộng không gian cho di sản

(GLO)- Cuối tuần qua, chương trình “Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm”, “Sắc màu văn hóa Gia Lai-Bảo tồn và phát triển” được mở rộng không gian trình diễn. Đây là hướng đi mới nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả của công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa trong bối cảnh hiện nay.

 Gia Lai phát huy giá trị của văn hóa lễ hội

Gia Lai phát huy giá trị của văn hóa lễ hội

(GLO)- Gia Lai hiện có 44 dân tộc cùng sinh sống nên có sự đa dạng, phong phú về các loại hình văn hóa lễ hội. Để góp phần phát triển kinh tế-xã hội, tỉnh luôn chú trọng bảo tồn và phát huy các giá trị của văn hóa lễ hội trong cộng đồng các dân tộc.
Đưa cồng chiêng cuối tuần về Ia Pa

Đưa cồng chiêng cuối tuần về Ia Pa

(GLO)- Tối 9-6, chương trình “Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm” lần đầu tiên được tổ chức tại huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai. Mặc dù trời mưa nặng hạt nhưng không làm khó được các nghệ nhân với những tiết mục đặc sắc, hấp dẫn.
Phục dựng lễ hội: Đòn bẩy phát triển du lịch cộng đồng

Phục dựng lễ hội: Đòn bẩy phát triển du lịch cộng đồng

(GLO)- 5 năm qua, hàng chục lễ hội truyền thống được phục dựng tại các địa phương trong tỉnh Gia Lai. Điều đó cho thấy hệ thống lễ hội của các dân tộc thiểu số vô cùng phong phú, đặc sắc. Đây cũng là tài nguyên vô giá để định hình các sản phẩm du lịch, nhất là loại hình du lịch cộng đồng.
Người khuyết tật tận tâm gìn giữ nghề truyền thống

Người khuyết tật tận tâm gìn giữ nghề truyền thống

(GLO)-

Tuy khiếm khuyết về cơ thể nhưng nhiều người dân tộc thiểu số ở Gia Lai đã nỗ lực vượt lên số phận để cải thiện cuộc sống. Không những thế, họ còn đóng góp tích cực cho việc gìn giữ và phát huy các giá trị truyền thống của dân tộc mình.

Pleiku có 157 bộ cồng chiêng

Pleiku có 157 bộ cồng chiêng

(GLO)- Trên địa bàn TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) hiện có 157 bộ cồng chiêng, 682 nghệ nhân trình diễn cồng chiêng, xoang, 4 nghệ nhân chỉnh chiêng và 27 đội văn nghệ có sử dụng cồng chiêng.
Phụ nữ Đăk Pơ Pho bảo tồn nghề dệt thổ cẩm

Phụ nữ Đăk Pơ Pho bảo tồn nghề dệt thổ cẩm

(GLO)- Tiếng dệt vải bần bật, mạnh và dứt khoát xua tan cái im ắng quanh không gian ngôi nhà rông. Thanh âm của các khung dệt tạo nên giai điệu gần gũi và thân thuộc. Đó là một buổi sinh hoạt trong câu lạc bộ dệt thổ cẩm của phụ nữ xã Đăk Pơ Pho, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai.