Tìm thấy lư hương niên đại 120 năm sau 10 ngày mất tích

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trong một đêm mưa gió, chiếc lư hương có niên đại 120 năm và nhiều vật dụng ở đình làng Tống Xá bỗng dưng biến mất.

 

Chiếc Lư hương đình làng Tống Xá niên đại 120 năm  bị mất cắp.
Chiếc Lư hương đình làng Tống Xá niên đại 120 năm bị mất cắp.



Sau đêm mưa (28-6) chiếc lư hương bằng đồng niên đại 120 năm nặng khoảng 30 kg cùng 2 chiếc nắp Choé, 1 chiếc cốc Tống chất liệu xứ, 2 chiếc đế đỉnh chất liệu đồng trong ngôi đình làng Tống Xá, xã Yên Xá, huyện Ý Yên, (Nam Định)  đột nhiên bị đánh cắp. Hiện trường để lại cho thấy kẻ gian đã  lấy mỗi bàn thờ mất một vật dụng.

Cụ phủ từ Nguyễn Hữu Giáp (62 tuổi) cho biết: “Đêm 28, rạng sáng 29-6 tôi tỉnh dậy thì bất ngờ thấy cửa đình bị mở. Tôi vội chạy vào kiểm tra thì thấy trong đình bị lục tung, lập tức tôi thông báo cho ban quản lý đình và công an đến để xác minh”.

Trao đổi với ông Dương Doãn Nhưỡng-Chủ tịch UBND xã Yên Xá, Trưởng ban quản lý di tích được biết, sau 10 ngày thất lạc, nhân dân đã tìm lại được chiếc lư hương cùng tất cả số vật dụng trên.

“Có một người gọi điện đến 1 doanh nghiệp đúc trên địa bàn, cho địa chỉ và bảo đến đó chuộc với giá 3 triệu đồng. Rất may mắn chúng tôi đã tìm lại được và cũng yêu cầu cơ quan công an không truy cứu thêm về sự việc”, ông Nhưỡng thông tin thêm.

Được biết, đình làng Tống Xá có niên đại khoảng 900 năm, thờ ông tổ nghề đúc Khổng Minh Không. Đình được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia từ năm 1990.

Theo VOV

Có thể bạn quan tâm

Thợ rèn trong xã hội Tây Nguyên

Thợ rèn trong xã hội Tây Nguyên

(GLO)- Việc tìm thấy kim loại sắt đã giúp loài người tiến một bước dài trong lịch sử. Cũng vì thế mà người chế tác sắt-thợ rèn được nhiều tộc người trên thế giới tôn vinh. Riêng với người Tây Nguyên, thợ rèn được coi là người sáng thế, người tạo ra con người.
Chuyện về hậu hiền họ Nguyễn ở Phú Cần

Chuyện về hậu hiền họ Nguyễn ở Phú Cần

(GLO)- Hàng năm, cứ đến ngày 28-5 âm lịch, dân làng Phú Cần xưa (nay thuộc thôn Thắng Lợi, xã Phú Cần, huyện Krông Pa) lại tập trung về ngôi đền thờ tiền hiền của làng để tưởng nhớ và tri ân các bậc tiền hiền, hậu hiền đã có công xây dựng, phát triển làng xã.
Liên hoan hát ru, hát dân ca và trình diễn nhạc cụ các dân tộc: Sức sống của nghệ thuật dân gian

Liên hoan hát ru, hát dân ca và trình diễn nhạc cụ các dân tộc: Sức sống của nghệ thuật dân gian

(GLO)- Khởi đi từ đời sống, nghệ thuật dân gian chạm vào đời sống và có sức sống bền lâu. Điều đó thêm một lần thể hiện tại Liên hoan hát ru, hát dân ca và trình diễn nhạc cụ các dân tộc tỉnh Gia Lai năm 2024 qua phần trình diễn của các nghệ sĩ “chân đất”.
Nghệ nhân ưu tú trao truyền di sản văn hóa

Nghệ nhân ưu tú trao truyền di sản văn hóa

(GLO)- Các nghệ nhân ưu tú trong cộng đồng Bahnar, Jrai đã cùng gặp nhau tại phố núi Pleiku (tỉnh Gia Lai) để truyền dạy văn hóa phi vật thể cho thế hệ kế cận. Thay đổi không gian thực hành quen thuộc nhưng các nghệ nhân và truyền nhân vẫn đầy đam mê, luôn giữ lửa tình yêu với văn hóa dân tộc.
Lễ cúng bến nước Hồ Lắk

Lễ cúng bến nước Hồ Lắk

Lễ cúng bến nước hay còn gọi là lễ cúng bến hồ là một trong những lễ hội truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên nói chung và dân tộc M’nông huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk nói riêng.
Hoa tai bạc của người Bahnar

Hoa tai bạc của người Bahnar

(GLO)- Hoa tai bạc hay ngà voi là trang sức đặc trưng của phụ nữ Bahnar ở huyện Kông Chro. Nếu hoa tai ngà voi gần như biến mất cùng với tục căng tai thì hoa tai bạc vẫn tồn tại trong đời sống của người Bahnar như một tiêu chí của cái đẹp, của truyền thống văn hóa.
Lễ cúng sức khỏe của người Ê Đê

Lễ cúng sức khỏe của người Ê Đê

Trước ngày tổ chức lễ cúng sức khỏe, người dân trong buôn cùng nhau góp một ít gạo cho chủ nhà nấu rượu phục vụ lễ cúng. Qua đó, thể hiện sự gắn kết, sẻ chia trong cuộc sống, tình đoàn kết cộng đồng dân tộc.