Tìm đảo ở… Côn Đảo: Hòn Em rợp bóng chim nhạn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Từ đảo Hòn Anh nhìn về vùng biển đông nam sẽ thấy một chấm nhỏ. Đó là đảo Hòn Em, nằm cách Hòn Anh gần 7 km. Đảo này còn được gọi là Hòn Trứng Nhỏ.

Sau khi khám phá Hòn Anh, chúng tôi lên thuyền sang Hòn Em. Dù quãng đường chỉ gần 7 km, nhưng do ngược sóng nên gần 1 tiếng sau mới cập đảo. Nếu như trên đảo Hòn Anh có một số loài thực vật sinh sống (chủ yếu là dứa gai, nhàu, các loại dây leo, cỏ) và đặc biệt là hai cây bang giữa đảo, thì trên đảo Hòn Em chỉ có vài bụi dây leo đang chết khô và mấy khóm sam biển, dương xỉ. Còn lại là những tầng đá xám xếp lớp từ dưới mặt biển lên độ cao khoảng hơn 100 m.

Đảo Hòn Em nhìn từ Hòn Anh

Đảo Hòn Em nhìn từ Hòn Anh

Tới gần đảo, thấy rất nhiều chim nhạn biển bay lên. Chim nhạn Hòn Em sống chủ yếu ở các hốc, khe đá và đặc biệt là ở những hang đá giáp mặt biển. Thời điểm chúng tôi lên đảo, nắng nóng đã làm khô cháy hầu hết cây leo hiếm hoi, nên chim nhạn biển chọn đẻ trứng nhiều ở những bụi này, nằm la liệt.

Chim nhạn biển bay quanh cột cờ trên đảo Hòn Em

Chim nhạn biển bay quanh cột cờ trên đảo Hòn Em

Cũng giống như trên Hòn Anh, ở điểm cao nhất của đảo Hòn Em cũng đã xây dựng một mốc giới bằng bê tông thô, ở phần thân ghi chữ "tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu", nền sơn đỏ, chữ sơn vàng. Gần cột mốc giới là cột cờ, 4 phía ốp thành cờ đỏ sao vàng phía trên. Mặt phía đông của cột cờ gắn lư hương, lọ hoa, đĩa đựng đồ lễ, nhưng không ghi thông tin về đảo như bên Hòn Anh.

Trứng chim nhạn la liệt trên đảo

Trứng chim nhạn la liệt trên đảo

Ông Nguyễn Văn Bằng, chủ thuyền ở Bến Đầm (H.Côn Đảo, Bà Rịa - Vũng Tàu) kể: Mốc giới được dựng khoảng năm 2012 - 2013. Cột cờ thì xây dựng giữa năm 2015. Các ngư dân chúng tôi gặp ở Côn Đảo cho biết: vùng biển Hòn Anh - Hòn Em thuận tiện cho việc câu cá ngắn ngày và tránh trú lúc sóng to gió lớn bất thường, chặt quả dứa dại về phơi khô đun nước uống chữa bệnh, nhặt trứng chim…

Đảo Hòn Anh và Hòn Em ở xa Côn Đảo, không có dân sinh sống, hoạt động. Mỗi năm, huyện tổ chức đoàn ra kiểm tra với lực lượng tham gia là đại diện các đơn vị vũ trang và phòng ban trong huyện.

Mốc giới cũ

Mốc giới cũ

Mốc giới cũ (trái) và cột cờ xây dựng năm 2015 trên đảo Hòn Em

Mốc giới cũ (trái) và cột cờ xây dựng năm 2015 trên đảo Hòn Em

Chim nhạn biển đậu kín các bãi đá quanh đảo Hòn Em

Chim nhạn biển đậu kín các bãi đá quanh đảo Hòn Em

Vách đá dựng đứng ở phía đông đảo Hòn Em

Vách đá dựng đứng ở phía đông đảo Hòn Em

Vòng quanh đảo Hòn Em tìm điểm đổ bộ

Vòng quanh đảo Hòn Em tìm điểm đổ bộ

Đảo Hòn Em là cấu tạo đá xám, rất ít thực vật sinh sống

Đảo Hòn Em là cấu tạo đá xám, rất ít thực vật sinh sống

Nhìn trên bản đồ, Hòn Anh và Hòn Em cách H.Côn Đảo khoảng 50 km và mũi Nghinh Phong (TP.Vũng Tàu) khoảng 216 km. Về phía đất liền, hai đảo này cách cảng Trần Đề (Sóc Trăng) khoảng 100 km và cảng Nhà Mát (Bạc Liêu) 80 km.

Chính vì khoảng cách gần nên thời gian qua, hai tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu nhiều lần có ý kiến xin hai đảo này về tỉnh mình. Đầu tháng 5.2016, ông Dương Thành Trung, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu (hiện đã nghỉ hưu - PV) dẫn đầu đoàn công tác gồm lãnh đạo UBND tỉnh, các sở ngành… theo tàu của Hải đội 2, Bộ đội biên phòng tỉnh Bạc Liêu ra khảo sát Hòn Anh. Tại đảo, ông Dương Thành Trung nói: "Rất mong muốn T.Ư tạo điều kiện, đồng ý giao đảo cho Bạc Liêu quản lý để làm dịch vụ hậu cần nghề cá và du lịch. Bạc Liêu có biển, bờ biển, biên giới biển rồi. Nếu có thêm hòn đảo thì vị trí tỉnh sẽ khác".

Trao đổi với chúng tôi, ông Hoàng Ngọc Lâm, Cục trưởng Cục Đo đạc, bản đồ và thông tin địa lý VN (thuộc Bộ TN-MT) cho biết: "Đơn vị đã nhận được đề nghị của Bạc Liêu và được lãnh đạo Bộ giao xây dựng phương án xin ý kiến các bộ ngành chức năng. Sau khi hoàn tất các thủ tục, sẽ chuyển Bộ Nội vụ trình Chính phủ quyết định".

(còn tiếp)

Có thể bạn quan tâm

Tôi là du kích Ba Tơ...

Tôi là du kích Ba Tơ...

“Cả đời cống hiến cho cách mạng, trải qua nhiều chức vụ, nhưng điều tôi tự hào nhất là mình từng là đội viên Đội Du kích Ba Tơ”. Đó là tâm sự của Đại tá Thân Hoạt, năm nay 98 tuổi đời, 80 tuổi Đảng, người con của quê hương Quảng Ngãi.

Người của bách khoa

Người của bách khoa

Thật ra sáu mươi không chỉ là mốc quy ước để có tuổi hưu trí mà còn là tuổi của “nhi nhĩ thuận” (tai đã nghe đủ chuyện đời nên giờ là lúc biết lẽ thuận, nghịch), GS Trần Văn Nam là người nhi nhĩ thuận đã mấy năm rồi.

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

(GLO)- Hơn 30 năm cầm cương, ông Phan Xuân Định (SN 1966, thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn luôn nhớ về những ngày tháng rong ruổi cùng tiếng vó ngựa trên cao nguyên. Lão xà ích ấy vẫn âm thầm nuôi dưỡng đàn ngựa để thỏa chí tang bồng và giữ cho phố núi Pleiku nét riêng độc đáo.

Như núi, như rừng

Như núi, như rừng

Trong dòng chảy lịch sử của Kon Tum, qua biết bao thăng trầm, mỗi vùng đất nơi đây đều gắn với những chiến công oai hùng, với những con người mà cuộc đời của họ đã trở thành huyền thoại. Một trong số đó là ông Sô Lây Tăng- người vừa đi vào cõi vĩnh hằng.

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Đối với người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, lễ cúng rừng (Tết rừng) có từ khi tổ tiên ngàn đời di cư đến đây lập làng, lập bản và trở thành sắc thái văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng của người Mông nơi đây.

Xóa bỏ hủ tục 'cầm đồ thuốc độc'

Xóa bỏ hủ tục 'cầm đồ thuốc độc'

Suốt thời gian dài, tệ nạn nghi kỵ “cầm đồ thuốc độc” ở miền núi Quảng Ngãi trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng, gây hoang mang, chia rẽ mối đoàn kết cộng đồng, nhiều người bị nghi ngờ có “đồ độc” phải bỏ làng vào rừng hoặc tự tử, thậm chí bị đánh đập dã man cho đến chết.

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Chục cây số đường rừng, từ cao độ 1.500 m lên 2.500 m nhưng mất hơn 5 giờ chúng tôi mới đến nơi đang lưu giữ món quà tiên của bản Hô Tra (H.Tân Uyên, Lai Châu), chính là vạt rừng trà cổ thụ búp tím đang mùa vụ.