Tìm đảo ở… Côn Đảo: Hòn Anh xa nhất quần đảo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Côn Đảo là đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Quần đảo này nằm ngoài khơi bờ biển Nam bộ, có 16 hòn đảo lớn nhỏ khác nhau.

Tuy nhiên, một số đảo của huyện rất ít được nhắc tới, thậm chí chưa khi nào xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng của cả trung ương và địa phương.

Sau hơn 1 năm lên kế hoạch và chờ đợi, rút cục đầu tháng 5, chúng tôi cũng tìm được phương tiện đưa ra đảo Hòn Anh ở phía tây nam Côn Đảo.

Hướng 270 độ tây

Từ TP.HCM, chúng tôi xuống TP.Vũng Tàu và đi tàu cao tốc chuyến 7 giờ 30 ra Côn Đảo. 11 giờ 30 đến cảng Bến Đầm (H.Côn Đảo), chiếc thuyền gỗ của ông Nguyễn Văn Bằng đã đợi sẵn, chủ thuyền rối rít: "Đi ngay. Thời tiết này 6 tiếng mới tới!".

Cột cờ Tổ quốc trên đảo Hòn Anh

Cột cờ Tổ quốc trên đảo Hòn Anh

Chiếc thuyền gỗ này, chúng tôi nhờ anh bạn "thổ địa" ở Côn Đảo tìm thuê giùm với giá 6 triệu đồng ra đảo Hòn Anh và Hòn Em, thời gian 2 ngày 1 đêm, cả đi lẫn về. Nếu thuê tàu lớn, loại ghe chở khách du lịch đi câu, có chỗ ăn ngủ, không sợ mưa gió… thì giá khoảng 20 triệu đồng. Thuê cano chạy nhanh hơn, giá cũng 12 triệu đồng. "Thuyền nhỏ chạy chậm nhưng vào được khu nước cạn ven đảo", người bạn dặn và cười: "Chủ thuyền biết vị trí. 2 đảo nhỏ này, rất ít người ra".

Sau gần 2 tiếng lạch xạch, Côn Đảo đã mờ dần phía sau, ông Bằng chợt cuống quýt gọi chúng tôi cho… mượn điện thoại, mở phần mềm la bàn, điều khiển thuyền chạy theo hướng 270 độ tây. Gặng hỏi, nghe trả lời: "Nếu không đúng hướng này, hoặc sẽ chạy vào đất liền mạn Bạc Liêu, Sóc Trăng hoặc ra phía ngoài vùng biển quốc tế, sang tận Malaysia". Hơn 2 tiếng đồng hồ hồi hộp, thấy đường chân trời hiện ra chấm đen, ông Bằng cười: "Đảo Hòn Anh đấy. Đi nửa đường là thấy nó. Giờ cứ cắm chỗ ấy là đến", cả bọn mới thở phào nhẹ nhõm.

Đường lên xuống đảo Hòn Anh bị hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng

Đường lên xuống đảo Hòn Anh bị hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng

Con đường nguy hiểm

Khoảng 18 giờ, chúng tôi tới đảo. Do trời dần tối và chưa xác định được vị trí đổ bộ, nên kế hoạch chuyển sang hôm sau. Sau gần nửa tiếng tìm vị trí thả neo, thuyền dừng ở phía tây bắc đảo Hòn Anh. Xung quanh có 3 thuyền khác cũng đang neo đậu. Đây là thuyền câu của ngư dân Côn Đảo ra câu cá thu. Buổi tối, anh Phạm Văn Đoan (45 tuổi) nhảy sang trò chuyện. Lý do mà anh này sang là "Câu ở đây gần 20 năm, nay mới thấy có người từ đất liền ra khám phá Hòn Anh".

5 giờ 30 sáng hôm sau, phía đông ửng đỏ, cả nhóm nằm vạ vật trên sàn tàu bỏ vội túi ni lông che mặt, giúp ông Bằng thu neo và thuyền lạch xạch tìm vị trí đổ bộ. Đây là bậc đá nằm phía đông bắc của đảo, trơn nhẫy và lởm chởm vỏ sò sắc như dao cạo râu. Đường dẫn từ bậc đá lên sườn đảo là con đường bê tông, nhưng đã hư hỏng, xuống cấp trầm trọng. Mặt đường vỡ nát. Lan can rụng tơi tả, lòi ra mấy thanh sắt gỉ sét. Đoạn cầu bắc qua 2 phiến đá thì thủng to tướng, từng người phải nín thở, nhẹ nhàng… dạng chân sang 2 bên, nhích từng tí, mới qua được.

Lỗ thủng ở cầu bê tông trên đảo

Lỗ thủng ở cầu bê tông trên đảo

Mốc cũ giữ đảo

Trên đảo Hòn Anh không có dân cư sinh sống, không có lực lượng chức năng đóng quân. Leo gần lên điểm cao nhất, chúng tôi gặp 1 phiến bê tông cao 0,5 m thô nứt nẻ, cũ kỹ, đắp hình tròn giống quốc huy nước CHXHCN Việt Nam, dưới là dòng chữ in chìm, lờ mờ đọc được "Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam".

Thượng tá Nguyễn Trọng Can, nguyên Đồn trưởng biên phòng Côn Đảo, kể: Trước và sau năm 2000, cả 2 tỉnh Bạc Liêu và Sóc Trăng đều muốn xin đảo Hòn Anh từ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu về địa phương mình. Đầu năm 2004, Ban Chỉ huy quân sự thống nhất H.Côn Đảo (do UBND H.Côn Đảo thành lập), trong một cuộc họp đã quyết định nhân chuyến đi tuần tra cuối tháng 7.2004, sẽ xây dựng cột mốc giới trên đảo Hòn Anh để khẳng định đảo này của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. "Cả đoàn đi trên tàu biên phòng từ sáng sớm. Ra tới nơi là gùi cõng xi măng, cát, nước ngọt vượt qua vách đá, dựng mốc. Chiều xong là về ngay", ông Can nhớ lại và nói thêm: "Trên ấy không nước ngọt, không cây cối nên chẳng có người dân nào sinh sống. Lực lượng chức năng thì có việc mới ra. Cứ cắm giữ đảo cho chắc!".

Cột cờ chứ không phải mốc

Cách mốc giới cũ khoảng 100 m, ở điểm cao giữa đảo là sân bê tông rộng khoảng 10 mét vuông, trên bậc tam cấp ốp đá màu đỏ là cột bê tông cao hơn 5 m, có hình cờ đỏ sao vàng và dòng chữ: "tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu; huyện Côn Đảo; đảo Hòn Anh; vĩ độ 08.36′28″; kinh độ 106.08′.42″", hướng ở mặt cột phía nam. Phía trước mặt phía nam, đặt lư hương và đĩa giống như để đồ lễ cúng bái, dâng hương.

Đại tá Nguyễn Văn Thái (nguyên Đồn trưởng Đồn biên phòng Côn Đảo, hiện nghỉ hưu tại H.Côn Đảo) cho biết: Cột cờ trên đảo Hòn Anh được xây dựng giữa năm 2015. Ban đầu chỉ là cột cao, gần đỉnh có ốp đá hình quốc kỳ 4 phía. Phần chữ và số ghi thông tin, mới được làm gần đây. "Ban đầu ai cũng gọi là mốc chủ quyền. Tôi phải thuyết phục: Nếu nói vậy thì biên giới trên biển của nước ta chỉ đến đây, mất phần biển theo đường cơ sở ngoài kia, mãi cấp trên mới hiểu ra và gọi là cột cờ Tổ quốc trên đảo Hòn Anh", đại tá Nguyễn Văn Thái kể. (còn tiếp)

Nhìn trên Google Maps, đảo Hòn Anh được ai đó ghi tên là Hòn Trứng Lớn. Khoảng cách đường thẳng từ đảo này đến cầu cảng Bến Đầm (Côn Đảo) là 47,2 km. Chúng tôi đã tìm hiểu và được biết tên gọi chính thức trong văn bản hành chính là đảo Hòn Anh. Tên gọi Hòn Trứng Lớn là do một số người làm du lịch đặt cho đảo. Riêng ngư dân Côn Đảo và các tỉnh lân cận thì gọi là Hòn Nhạn.

Đảo Hòn Anh, nhìn từ trên cao

Đảo Hòn Anh, nhìn từ trên cao

Lực lượng tuần tra của H.Côn Đảo chào mốc giới trên đảo Hòn Anh, năm 2005

Lực lượng tuần tra của H.Côn Đảo chào mốc giới trên đảo Hòn Anh, năm 2005

Cọc bê tông và lan can ở đường lên xuống

Cọc bê tông và lan can ở đường lên xuống

Mốc giới dựng từ năm 2004 (phải) và cột cờ Tổ quốc xây dựng năm 2015

Mốc giới dựng từ năm 2004 (phải) và cột cờ Tổ quốc xây dựng năm 2015

Có thể bạn quan tâm

Trên đại công trường 500kV mạch 3 - Bài 8: Áo xanh thánh thót giọt mồ hôi

Trên đại công trường 500kV mạch 3 - Bài 8: Áo xanh thánh thót giọt mồ hôi

Bên cạnh màu áo cam của công nhân ngành điện, công trường đường dây 500kV mạch 3 thấp thoáng bóng áo xanh tình nguyện. Với tinh thần “đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”, họ miệt mài tháo dỡ, di dời hàng trăm công trình nhà ở, cây cối, mở đường cho công tác kéo dây, đóng mạch.

Trên đại công trường 500kV mạch 3- Bài 7: Một ngày ở Ban Tiền phương

Trên đại công trường 500kV mạch 3- Bài 7: Một ngày ở Ban Tiền phương

Thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, quản lý thi công và điều phối vật tư là những nhiệm vụ chính của Ban Tiền phương 3 trên tuyến Nam Định I - Phố Nối qua tỉnh Nam Định. Những ngày này, họ còn làm nhiệm vụ điều phối, hỗ trợ ăn, ngủ cho hơn 40 đơn vị tăng cường để gấp rút hoàn thiện dự án. Đường dây 500kV mạch 3 đi qua địa bàn tỉnh Nam Định trở thành điểm nóng nhất trên toàn tuyến Quảng Trạch - Phố Nối.
Trên đại công trường 500kV mạch 3 - Bài 6: Sắc xanh tình nguyện

Trên đại công trường 500kV mạch 3 - Bài 6: Sắc xanh tình nguyện

Để hỗ trợ, tiếp sức lực lượng thi công đường điện 500kV mạch 3 qua địa bàn, những ngày qua tuổi trẻ Nghệ An đã chung sức, chung lòng đồng hành với đội ngũ thi công. Dù nắng, dù mưa, màu áo xanh tình nguyện vẫn có mặt tại các công trường để hỗ trợ, góp phần đưa dự án đường điện quốc gia sớm về đích.
Rủi may nghề xoi trầm

Rủi may nghề xoi trầm

“Nhiều người trúng trầm đổi đời, mua nhà, mua xe nhưng không phải lúc nào cũng may, nếu rủi mua phải cây “rỗng” trầm thì cũng lỗ nặng vì giá mỗi cây phải từ vài chục đến cả trăm triệu đồng.
Trăm năm xe nước bên sông

Trăm năm xe nước bên sông

Gần 50 năm vắng xa, bây giờ bờ xe nước - cỗ máy bằng tre vốn là biểu tượng bên dòng sông một thời ngày đêm quay đều mang nước tưới cho ruộng đồng xanh tốt, vẫn có một người ngày đêm dựng tạo lại, để một“kỳ quan đồng ruộng” không biến mất.
Nón ngựa miền di sản

Nón ngựa miền di sản

Mấy trăm năm thịnh suy, những đôi tay gầy guộc của người làng đã cần mẫn tạo nên một di sản. Một di sản bằng sự giữ gìn truyền thống và sáng tạo, mang nét cũ xưa và cả hơi thở hiện đại của thời cuộc vào trong chiếc nón mỏng manh, nhẹ nhàng ấy.
Trên đại công trường 500kV mạch 3 - Bài 3: 30 năm và hành trình của người lính truyền tải

Trên đại công trường 500kV mạch 3 - Bài 3: 30 năm và hành trình của người lính truyền tải

“Đến giờ tôi vẫn tự hào mình là người ngành điện, để được sống, làm việc và cống hiến cho hành trình gìn giữ nguồn điện trên khắp chiều dài đất nước. Cái duyên với đường dây 500kV và những kỷ niệm về nó sẽ theo tôi suốt đời”, ông Trần Khương Tâm - cán bộ Điện lực Thừa Thiên - Huế, chia sẻ.