Tiết lộ CIA sử dụng công cụ mới theo dõi Tổng thống Putin

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Một công ty công nghệ Mỹ có quan hệ chặt chẽ với Lầu Năm Góc và CIA đã sử dụng một công cụ rất mạnh để theo dõi mọi di chuyển của Tổng thống Nga, cựu nhà báo của tờ The Wall Street Journal là Byron Tau cho hay.
Tổng thống Putin được bảo vệ trong một chuyến công tác. Ảnh: RT

Tổng thống Putin được bảo vệ trong một chuyến công tác. Ảnh: RT

Cựu nhà báo Byron Tau tiết lộ, công cụ giám sát mới được sử dụng để thu thập dữ liệu định vị từ điện thoại di động của những người thân cận với Tổng thống Putin và từ đó suy ra vị trí thực tế của người đứng đầu nước Nga.

Thông tin được trang Wired dẫn từ một đoạn trích trong cuốn sách của nhà báo Tau. Nội dung mô tả cách một nhà nghiên cứu chuyên thu thập dữ liệu hiếm cho các cơ quan chính phủ đã tạo ra một công cụ cho phép theo dõi vị trí của các thiết bị cá nhân trong một khu vực nhất định gần như trong thời gian thực.

Theo cuốn sách, vào giữa những năm 2020, nhà nghiên cứu Mỹ Mike Yeagley bắt đầu khám phá các cách khai thác dữ liệu định vị địa lý một cách thường xuyên vì mục đích quảng cáo. Ông Mike đã làm việc với một số công ty được Lầu Năm Góc và Cơ quan tình báo trung ương Mỹ (CIA) tài trợ. Phần mềm mang tên Locomotive và sau này đổi thành VISR (Tình báo ảo, Giám sát và Trinh sát) được cho là giúp các nhà phát triển ra nó theo dõi điện thoại của những người trong đoàn tùy tùng của Tổng thống Putin.

Phát biểu trước giới truyền thông hôm 28/2, ông Peskov nói, Kremlin không biết về bất kỳ hoạt động giám sát nào của Cơ quan tình báo trung ương Mỹ (CIA) nhằm vào Tổng thống Putin.

Quan chức này lưu ý, nhà chức trách Nga không rõ những tuyên bố mà nhà báo Tau đưa ra dựa trên cơ sở nào. Theo ông Peskov, các đơn vị đặc biệt của Nga làm mọi việc cần thiết để đảm bảo an ninh cho người đứng đầu đất nước.

Hồi năm 2023, The New York Times cho rằng để nắm được ý định của một chính khách như Tổng thống Putin là thách thức cực lớn, đặc biệt khi ông từng là một sĩ quan tình báo. Nhà lãnh đạo Nga thường tránh sử dụng thiết bị điện tử, cấm luôn cả việc ghi chú và rất kín tiếng với các trợ lý. Do đó, cơ quan tình báo phương Tây không dễ tiếp cận được ý định và suy nghĩ của ông.

Tuy tình báo Mỹ sở hữu năng lực phân tích tốt về Nga, vẫn có những hạn chế về nhiệm vụ mà họ có thể làm. Theo cựu sĩ quan CIA Marc Polymeropoulos, người từng giám sát hoạt động tại châu Âu và Nga, các cơ quan tình báo có thể đưa ra lời cảnh báo nhưng đòi hỏi thêm ở họ là điều quá tầm.

Có thể bạn quan tâm

Nắng nóng 'bao phủ' nhiều khu vực

Nắng nóng 'bao phủ' nhiều khu vực

Nước Anh đang trải qua những ngày đầu tháng 5 nóng nhất trong lịch sử khi nhiệt độ liên tục tăng vọt, làm gia tăng các cảnh báo về cháy rừng và những nguy cơ tiềm ẩn khi bơi lội ở vùng nước tự nhiên. Nam Á cũng đang trong tình trạng tương tự.

73 triệu người châu Phi thiếu lương thực trầm trọng

73 triệu người châu Phi thiếu lương thực trầm trọng

(GLO)- Ngày 29/4,Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) và Cơ quan Phát triển Liên chính phủ (IGAD) khu vực Đông Phi công bố báo cáo số người đang phải trải qua tình trạng thiếu lương thực ở khu vực Đông và Trung châu Phi đã tăng lên 73 triệu người vào tháng 4.

Tài xế xe buýt ở Hàn Quốc biểu tình “làm việc theo quy định” sau đổ vỡ đàm phán tiền lương

Tài xế xe buýt ở Hàn Quốc biểu tình “làm việc theo quy định” sau đổ vỡ đàm phán tiền lương

(GLO)- Rạng sáng 30-4, các tài xế xe buýt thuộc Công đoàn xe buýt Seoul (Hàn Quốc) đã bắt đầu cuộc biểu tình “làm việc theo quy định” sau khi các cuộc đàm phán về tiền lương bị đổ vỡ vào phút chót bị đổ vỡ. Cuộc biểu tình này có khả năng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động xe buýt tại thủ đô nước này.