Tiếp tục phát huy truyền thống đại đoàn kết dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Ngày 16/6, tại Trụ sở Trung ương Đảng, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chủ trì cuộc họp Bộ Chính trị, Ban Bí thư cho ý kiến về Đề án tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW, ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp. Ảnh: TTXVN.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp. Ảnh: TTXVN.

Sau khi nghe Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án báo cáo nội dung Đề án, Bộ Chính trị đã thảo luận, thống nhất đánh giá:

Trong những năm qua, nhất là trong 20 năm thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW, sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc không ngừng được củng cố, tăng cường và phát huy, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân; từng bước thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa các vùng, miền; quan tâm phát triển toàn diện khu vực miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng khó khăn, giữ vững ổn định chính trị, tăng cường đồng thuận xã hội, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước. Từng bước hoàn thiện cơ chế phát huy quyền làm chủ của nhân dân, mở rộng dân chủ trực tiếp, nâng cao dân chủ đại diện.

Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị-xã hội, các hội quần chúng tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động; tổ chức vận động, tập hợp nhân dân tham gia các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước, khơi dậy tiềm năng, sức sáng tạo của nhân dân đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị được đặc biệt coi trọng, có chuyển biến tích cực, bảo đảm để Đảng thực sự là hạt nhân lãnh đạo khối đại đoàn kết toàn dân tộc; đã hình thành cơ chế động viên nhân dân tham gia và dựa vào nhân dân để xây dựng, chỉnh đốn Đảng, qua đó tăng cường niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như:

Việc cụ thể hóa và tổ chức thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế-xã hội, về phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở một số lĩnh vực, địa bàn kết quả còn thấp; đời sống của một bộ phận nhân dân còn khó khăn; khoảng cách chênh lệch giữa các vùng, miền, khu vực còn lớn.

Cơ chế "Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ" và phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng" chưa cụ thể hóa kịp thời; quyền làm chủ của nhân dân, nhất là dân chủ ở cơ sở có lúc, có nơi còn vi phạm.

Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị-xã hội và các hội quần chúng chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệm trong tập hợp, đoàn kết, đại diện quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân; hoạt động giám sát, phản biện xã hội chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Toàn cảnh cuộc họp. Ảnh: TTXVN.

Toàn cảnh cuộc họp. Ảnh: TTXVN.

Bộ Chính trị khẳng định:

Đại đoàn kết toàn dân tộc là truyền thống quý báu, là đường lối chiến lược của Đảng, là nhân tố quyết định mọi thắng lợi trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nền tảng vững chắc của đại đoàn kết toàn dân tộc là liên minh giai cấp công nhân, nông dân và đội ngũ trí thức, là quan hệ gắn bó bền chặt giữa Đảng với dân, là niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước; là đoàn kết giữa các giai tầng xã hội, các dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam ở trong nước, ngoài nước và nhân dân yêu chuộng hòa bình, tiến bộ trên thế giới.

Tiếp tục phát huy truyền thống đại đoàn kết dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh, phồn vinh, văn minh, hạnh phúc; lấy lợi ích hợp pháp, chính đáng, sự hài lòng của người dân là trung tâm của mọi chủ trương, chính sách; bảo đảm sự công bằng, bình đẳng của mỗi người dân trong tiếp cận nguồn lực, cơ hội phát triển, đóng góp và thụ hưởng thành quả của sự phát triển.

Đại đoàn kết toàn dân tộc trên cơ sở phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, tôn trọng quyền con người, quyền công dân, thực hiện quyền làm chủ của nhân dân. Đại đoàn kết là sự nghiệp của toàn dân tộc; chăm lo bồi đắp, bảo vệ, gìn giữ khối đại đoàn kết là trách nhiệm của hệ thống chính trị và của mỗi người dân.

Đoàn kết trong Đảng là hạt nhân để xây dựng đoàn kết của hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị-xã hội làm nòng cốt để tập hợp, đoàn kết, phát huy mọi nguồn lực, tiềm năng, sức sáng tạo của nhân dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Bộ Chính trị giao Ban Chỉ đạo Đề án tiếp thu ý kiến của Bộ Chính trị và các cơ quan liên quan để hoàn thiện Đề án, báo cáo Bộ Chính trị trình Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Hội nghị Trung ương 8 (tháng 10/2023).

Có thể bạn quan tâm

Ra mắt sách của Tổng Bí thư viết về Quốc hội

Ra mắt sách của Tổng Bí thư viết về Quốc hội

(GLO)- Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban Tuyên giáo Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật vừa phối hợp tổ chức lễ ra mắt cuốn sách “Quốc hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Trị “căn bệnh gốc” để Đảng mạnh từ bên trong

Trị “căn bệnh gốc” để Đảng mạnh từ bên trong

(GLO)- Trong suốt tiến trình lãnh đạo đất nước, Đảng ta đã có nhiều văn kiện, nghị quyết để cảnh báo, chấn chỉnh tình trạng một bộ phận cán bộ, đảng viên có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.

Đập tan âm mưu chống phá Đảng, Nhà nước - Kỳ 2: Những bản án đích đáng cho đối tượng phản động

Đập tan âm mưu chống phá Đảng, Nhà nước - Kỳ 2: Những bản án đích đáng cho đối tượng phản động

(GLO)- Liên quan đến vụ án “Phan Thị Thảo cùng đồng phạm hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, ngày 24-4-2024, Toà án nhân dân tỉnh Gia Lai đã đưa vụ án ra xét xử, tuyên phạt những bản án đích đáng dành cho 10 bị cáo với tổng mức án 100 năm tù.

Đập tan âm mưu chống phá Đảng, Nhà nước - Kỳ 1: Ảo vọng của những phần tử phản động

Đập tan âm mưu chống phá Đảng, Nhà nước - Kỳ 1: Ảo vọng của những phần tử phản động

(GLO)- Bất mãn cá nhân, ảo vọng quyền lực, Phan Thị Thảo cùng đồng phạm đã rắp tâm chống phá Đảng, Nhà nước, trực tiếp xâm hại đến chế độ chính trị, tuyên truyền phủ nhận thành quả cách mạng, làm phương hại đến sự phát triển bền vững của chính quyền nhân dân, âm mưu thành lập cái gọi là “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời”. Tuy nhiên, tất cả ý đồ đen tối, phản động của bọn chúng đã bị Cơ quan An ninh Công an Gia Lai lật tẩy, bóc trần, đấu tranh, triệt xóa.
Tự giác rèn luyện đạo đức cách mạng

Tự giác rèn luyện đạo đức cách mạng

Lần đầu tiên Đảng ta ra quy định về “Chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới” (Quy định 144). Điều này khẳng định quyết tâm xây dựng, chỉnh đốn Đảng và đòi hỏi trách nhiệm tự giác, nêu gương của cán bộ, đảng viên trong tu dưỡng, rèn luyện đạo đức.
Nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa tham nhũng

Nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa tham nhũng

(GLO)- Đó là chỉ đạo của Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Gia Lai Hồ Văn Niên-Trưởng ban Chỉ đạo phòng-chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực tỉnh tại hội nghị giao ban công tác PCTN, tiêu cực trong 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.

Đak Đoa gắn việc học và làm theo Bác với các phong trào thi đua yêu nước

Đak Đoa gắn việc học và làm theo Bác với các phong trào thi đua yêu nước

(GLO)- Nhờ gắn việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh với nhiệm vụ chính trị và các phong trào thi đua yêu nước nên huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận trong phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Củng cố niềm tin, tạo động lực giảm nghèo - Kỳ cuối: Những tín hiệu tích cực từ công tác kết nghĩa

Củng cố niềm tin, tạo động lực giảm nghèo - Kỳ cuối: Những tín hiệu tích cực từ công tác kết nghĩa

(GLO)- Với sự chủ động hướng về cơ sở để thống nhất các nội dung giao ước theo lộ trình, có trọng tâm, trọng điểm cùng những giải pháp phù hợp từ phía các cơ quan, đơn vị, địa phương, công tác kết nghĩa bước đầu đã mang lại tín hiệu tích cực.