Tiếng ve thương nhớ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Vào tháng 2 và tháng 3 âm lịch, tất cả mọi con ve từ tận đẩu tận đâu dồn về khe suối buôn làng kêu râm ran. Vậy nên, nhiều người vẫn gọi đây là mùa ve kêu.

Trời nắng oi ả, tiếng ve hối hả làm cho người ta thêm thao thức. Tầm 5 giờ sáng, tiếng ve đã rền vang không trung như nhắc con người thức giấc, bắt đầu công việc giã gạo, nấu cơm, mang gùi đi rừng, đi suối. Đến tầm ban trưa, những con ve lại đua nhau réo rắt vang lừng rừng suối. Nó kêu đồng thanh ồn ã. Một dàn nhạc rừng miên man ngân nhịp. Đêm về, khi mới tắt nắng mặt trời, ve lại nổi nhạc đồng ca.

Mùa ve kêu như lôi kéo người ta trở về với đời thực. Dàn đồng ca lanh lảnh giọng kim như xé toạc không gian, như đánh thức núi rừng chuẩn bị bước vào một mùa vỡ đất, đón mưa gieo hạt. Một tông giọng thật là day dứt; cứ như thúc gọi: tỉnh lại, dậy, dậy đi…! Đó như là khoảng thời gian giữa thực và mơ, giữa cuộc đời và mộng mị.

Minh họa: Huyền Trang

Minh họa: Huyền Trang

Tại trường học, bước vào mùa ve kêu, những cây phượng bắt đầu bung nụ, nở những chùm hoa đỏ như lửa. Những chùm hoa của xa cách giã biệt, của kỷ niệm ắp đầy những tháng ngày nhung nhớ.

Một mùa ve kêu như vậy, ở một trường làng, tôi ngẩn ngơ nhìn những tà áo trắng học trò mà lòng thổn thức. Tôi đã từng viết những câu thơ như thế này: “Hoa phượng đã đốt cháy thời gian/Anh là tro, em đang là lửa/Cả đất trời bùng lên nỗi nhớ/Anh gửi lại mùa hè cho em/Những bài học tưởng chừng khô khan/Từ bao giờ đã khắc thành kỷ niệm/Cứ đọng mãi trong tim như một điều mầu nhiệm/Những con số không, cộng-trừ-nhân-chia/Anh muốn nói chút gì với nắng đỏ ngoài kia/Lòng chợt hiểu chẳng còn cho mình nữa/Mùa hè đã qua đi bao lần rồi như thế/Không một dòng lưu bút để buồn vui...”.

Bao nhiêu luyến tiếc. Luyến tiếc cho tuổi mình đã qua, luyến tiếc cho những ngày xanh đang tới. Mà mùa ve kêu thì không sao ngăn nổi, không sao dứt nổi. Và, những ngày này, Tây Nguyên đang trong mùa ve kêu. Thêm một mùa để nhớ trong tôi.

Có thể bạn quan tâm

Mùa gặt

Mùa gặt

(GLO)- Nhắc đến Gia Lai, nhiều người sẽ nghĩ đến những dãy núi cao trùng điệp, những cánh rừng bạt ngàn xanh ngát, những rẫy cà phê, cao su ngút ngàn trên đất đỏ bazan trù phú.
Ly cà phê tím

Ly cà phê tím

Sông Túy Loan tím ngát. Những vệt ráng mây in bóng tím. Dãy núi xa xa in bóng tím. Đó là khi hoàng hôn, khi trời nước hoàng hôn, khi lòng người hoàng hôn! Nước nhuốm màu tâm trạng gã “trai Quảng” đã cũ, đã đi qua quãng đời gập ghềnh, sóng gió, nay về soi mặt vào sông quê.
Khoảng lặng bình yên

Khoảng lặng bình yên

(GLO)- Hàng ngày, cửa sổ phòng tôi vẫn mở về phía núi. Lâu nay, tôi vẫn nghĩ, chỉ cần phóng tầm mắt ra xa, nhấp một ngụm trà là đã có thể tự hào với bạn bè rằng mình thuộc về núi rừng và phố núi luôn là “background” phía sau cuộc đời mình.
Mùa trâm chín

Mùa trâm chín

(GLO)- Thấy cô bạn chia sẻ hình ảnh những quả trâm chín đựng trong chiếc nón lá với dòng status “Tuổi thơ dữ dội”, lòng tôi trào dâng bao hoài niệm. Những quả trâm chín tím mọng kia chính là một phần của tuổi thơ tôi.
Những cái nắm tay

Những cái nắm tay

(GLO)- “Gặp nhau tay bắt mặt mừng” từ lâu đã thành câu cửa miệng khi nói về giao tiếp và ứng xử trong giao tiếp. Điều này thể hiện sự bặt thiệp của đôi bên.
Trà my quyến rũ

Trà my quyến rũ

(GLO)- Năm ấy, người bạn là kỹ sư nông nghiệp đem đến nhà tặng tôi một cây trà my nhỏ xinh, được trồng trong chậu đất. Trân quý tình bạn, tôi đem cây trồng ở mảnh đất nhỏ trước hiên nhà.
Đợi mùa măng le

Đợi mùa măng le

(GLO)- Khi mới sáng sớm mà trời dày đặc sương và ngày nắng nóng lên đến cực điểm là Tây Nguyên chuẩn bị bước sang mùa mưa, mùa của xanh lúa, xanh nương, mùa thu hoạch của bao nhiêu sản vật dưới tán rừng...
Tản mạn từ vuông cửa

Tản mạn từ vuông cửa

(GLO)- Cửa sổ phòng làm việc của tôi nhìn ra một vòm cây. Từ khoảng ô vuông này, có thể cảm nhận được sự luân chuyển của thời gian. Nếu dùng máy ảnh để ghi lại những thời khắc cây lá chuyển mình sẽ nhận ra thời gian có những bước đi tưởng chừng như vô hình mà cũng đầy dấu ấn.