Tiêm vắc xin trước, trả chi phí sau, tăng cơ hội phòng ngừa dịch bệnh cho người dân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Từ tháng 7-2023, Hệ thống Tiêm chủng VNVC phối hợp với đối tác thực hiện chương trình “Tiêm vắc xin trước, trả chi phí sau không lãi suất”.

Chương trình thiết thực, nhân văn này đã góp phần tăng cơ hội cho người dân khó khăn, vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số được tiêm chủng vắc xin phòng ngừa dịch bệnh.

Ông Nguyễn Thành-Giám đốc Trung tâm Tiêm chủng VNVC Pleiku-thông tin: Trước tình hình kinh tế khó khăn sau đại dịch Covid-19, các bệnh truyền nhiễm diễn biến phức tạp. Nhằm đáp ứng nhu cầu chia nhỏ thanh toán cho tiêu dùng và bảo vệ sức khỏe của người dân, VNVC đã áp dụng nhiều chương trình thanh toán linh hoạt giúp người dân chi trả các gói vắc xin, kịp thời phòng bệnh.

nn.jpg
Bác sĩ khám sàng lọc sức khỏe trước khi tiêm chủng cho trẻ. Ảnh: N.N

Từ tháng 7-2023, VNVC phối hợp với đối tác thực hiện chương trình “Tiêm vắc xin trước, trả chi phí sau không lãi suất”. Theo đó, khách hàng mua gói vắc xin từ 3 triệu đồng và trả trước tối thiểu 10% giá trị gói vắc xin sẽ được kéo dài thời gian chi trả trong kỳ hạn 6 tháng hoặc 12 tháng tùy theo giá trị gói vắc xin, không lãi suất. 100% lãi suất trả góp gói vắc xin được VNVC chi trả thay cho khách hàng. Thủ tục đăng ký đơn giản, thuận tiện, khách hàng chỉ cần căn cước công dân, hầu hết được giải ngân trong buổi tiêm chủng.

Bên cạnh chương trình “Tiêm vắc xin trước, trả chi phí sau không lãi suất”, VNVC cũng áp dụng hình thức thanh toán chia nhỏ thành nhiều lần đối với gói vắc xin có giá trị từ 3 triệu đồng. Theo đó, khách hàng có thể chia nhỏ thanh toán 2 lần với gói vắc xin từ 3 triệu đồng, 3 lần với gói vắc xin từ 10 triệu đồng và 4 lần với gói vắc xin có giá trị từ 20 triệu đồng.

Qua triển khai chương trình “Tiêm vắc xin trước, trả chi phí sau không lãi suất”, VNVC nhận được phản hồi, đánh giá tích cực của khách hàng. Việc chia nhỏ thanh toán nhiều lần cũng giúp các gia đình giảm bớt gánh nặng về tài chính.

Chị Nguyễn Thị Mùi (tổ 6, phường Hội Thương, TP. Pleiku) phấn khởi cho biết: “Tôi dự định cho con tiêm vắc xin phòng ngừa ung thư cổ tử cung và tìm hiểu con cần tiêm 2 mũi với tổng chi phí khoảng 5,5 triệu đồng. Đây là số tiền khá lớn, gần bằng 1 tháng lương của tôi nên trước đó tôi còn phân vân.

Mới đây, qua một người bạn, tôi biết đến chương trình “Tiêm vắc xin trước, trả chi phí sau không lãi suất” tại VNVC. Tôi rất mừng vì nếu được vậy sẽ giảm được áp lực tài chính khi phải thanh toán 1 lần. Tôi sẽ cho con đến để tiêm chủng”.

Đăng ký gói tiêm vắc xin trọn gói 2 năm cho con bằng hình thức chia nhỏ thanh toán thành nhiều lần, chị Hà Thị Hoàng Lam (tổ 2, phường Đống Đa, TP. Pleiku) đánh giá: “Chương trình này rất thiết thực, ý nghĩa vì nếu phải thanh toán 1 lần thì số tiền rất lớn. Việc được chia nhỏ nhiều lần sẽ giúp người dân không bị áp lực tài chính khi đi tiêm chủng”.

Theo Giám đốc Trung tâm Tiêm chủng VNVC Pleiku, VNVC là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam cung cấp các gói vắc xin theo độ tuổi và thiết kế gói vắc xin linh hoạt theo nhu cầu của khách hàng như: gói vắc xin cho trẻ em, gói vắc xin cho trẻ tiền học đường, gói vắc xin cho tuổi vị thành niên và thanh niên, gói vắc xin cho phụ nữ chuẩn bị mang thai, gói vắc xin cho người lớn…

Sáng kiến “Tiêm vắc xin trước, trả chi phí sau không lãi suất” nhân văn và sáng tạo của VNVC đã góp phần tăng tỷ lệ bao phủ vắc xin, kịp thời hỗ trợ các gia đình tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch và đặc biệt có ý nghĩa khi áp dụng vào thời điểm khan hiếm nhiều loại vắc xin quan trọng trong Chương trình tiêm chủng mở rộng, chỉ có trong tiêm chủng dịch vụ.

Theo thống kê của VNVC, các gói vắc xin được người dân lựa chọn “tiêm trước, trả sau” nhiều nhất là gói vắc xin cho trẻ em 0-12 tháng và 0-24 tháng tuổi (chiếm hơn 70%), phục vụ chủ yếu cho phụ huynh là công nhân và người lao động có thu nhập trung bình và thấp tại các công ty, xí nghiệp, khu công nghiệp; tiếp đó là gói vắc xin HPV cho trẻ vị thành niên và người trưởng thành, gói vắc xin cho phụ nữ chuẩn bị mang thai…

Sau hơn 1 năm triển khai, VNVC đã hỗ trợ chi phí trả góp cho hàng trăm ngàn mũi vắc xin quan trọng và cần thiết như: 6 trong 1, cúm, não mô cầu, sởi-quai bị-rubella, rotavirus, HPV, thủy đậu, viêm gan A-B… và giải ngân hơn 100 tỷ đồng hỗ trợ người dân. Tại VNVC Gia Lai, chương trình đã hỗ trợ cho hàng trăm gia đình tiêm chủng trả góp không lãi suất trong thời gian qua.

Bác sĩ Bạch Thị Chính-Giám đốc Y khoa của VNVC-cho biết: VNVC luôn nỗ lực thực hiện nhiều chương trình ưu đãi, hỗ trợ tài chính giúp người dân được tiếp cận dễ dàng hơn với nguồn vắc xin chất lượng cao, phòng bệnh hiệu quả thông qua các chương trình ưu đãi như “tiêm vắc xin trước, trả chi phí sau”, toàn bộ lãi suất do VNVC hỗ trợ.

Các giải pháp không chỉ giúp tháo gỡ rào cản tài chính mà còn tăng cơ hội tiếp cận, bình đẳng về vắc xin đối với mọi người dân, đặc biệt là nhóm khách hàng yếu thế, ở vùng sâu, vùng xa, nơi tiếp cận dịch vụ tiêm chủng an toàn, chất lượng cao còn gặp nhiều khó khăn; qua đó góp phần tăng tỷ lệ bao phủ vắc xin và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ khám bệnh cho chị Ksor Hlai (làng Chan, xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ). Ảnh: N.N

Bệnh lao tiềm ẩn trong cộng đồng

(GLO)- Mỗi năm, toàn tỉnh Gia Lai phát hiện khoảng 700 bệnh nhân lao. Hiện vẫn còn khoảng 40% bệnh nhân lao tiềm ẩn trong cộng đồng, là nguồn lây lan bệnh nếu không kịp thời điều trị. Ngoài ra, số bệnh nhân lao kháng thuốc gia tăng đang là gánh nặng trong công tác phòng-chống lao tại tỉnh.

Bác sĩ Khoa Nội-Nhi-Nhiễm (Trung tâm Y tế TP. Pleiku) thăm khám cho bệnh nhi mắc sốt xuất huyết. Ảnh: N.N

Bệnh truyền nhiễm diễn biến phức tạp

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến phức tạp, đặc biệt là bệnh sởi. Ngoài ra, năm nay còn được dự báo chu kỳ sốt xuất huyết có nguy cơ lây lan thành dịch. Trước tình hình đó, ngành Y tế đã chủ động tăng cường các biện pháp phòng ngừa.

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng chống bệnh sởi

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng-chống bệnh sởi

(GLO)- Theo thống kê của Bộ Y tế, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận khoảng 40.000 trường hợp nghi sởi, 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi; số trường hợp nghi sởi ghi nhận cao nhất tại khu vực miền Nam (57%), miền Trung (19,2%), miền Bắc (15,1%), Tây Nguyên (8,7%).

Bác sĩ Kiều Văn Bước (bìa trái) sẵn sàng chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và hỗ trợ, hướng dẫn các y-bác sĩ trẻ trong quá trình công tác. Ảnh: N.N

Bác sĩ Kiều Văn Bước: Tận tâm với người bệnh

(GLO)- Với bề dày kinh nghiệm, trình độ chuyên môn sâu và giàu lòng nhân ái, bác sĩ chuyên khoa II Kiều Văn Bước-Trưởng khoa Hồi sức tích cực chống độc (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai) không chỉ là trụ cột tinh thần cho đồng nghiệp mà còn là ân nhân của rất nhiều người bệnh.

Bộ Y tế họp khẩn toàn quốc về dịch sởi

Bộ Y tế họp khẩn toàn quốc về dịch sởi

(GLO)- Chiều 15-3, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác phòng-chống bệnh sởi. Tại điểm cầu trung ương, bà Đào Hồng Lan-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì hội nghị.