Gia Lai: Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi kết thúc chậm nhất vào 31-3

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 24-3, UBND tỉnh Gia Lai ban hành Kế hoạch số 686/KH-UBND triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi trên địa bàn tỉnh năm 2025. Theo đó, việc tiêm chủng được triển khai sớm ngay sau khi vắc xin được phân bổ và kết thúc chậm nhất trong ngày 31-3.

Mục tiêu của chiến dịch tiêm chủng nhằm tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng nhằm chủ động phòng chống dịch sởi, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh sởi tại các huyện, thị xã, thành phố.

1.jpg
Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi tại tỉnh Gia Lai được triển khai ngay sau khi vắc xin được phân bổ và kết thúc chậm nhất trong ngày 31-3. Ảnh: Như Nguyện

Trong đó, chiến dịch hướng đến 95% trẻ thuộc đối tượng tiêm chủng chưa được tiêm hoặc chưa được tiêm đủ mũi vắc xin chứa thành phần sởi theo quy định được tiêm 1 mũi vắc xin chứa thành phần sởi; đồng thời đảm bảo an toàn, hiệu quả và chất lượng tiêm chủng theo Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 1-7-2016 của Chính phủ.

Đối tượng tiêm chủng là trẻ từ đủ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi tại vùng nguy cơ, vùng đang có các ca sởi hoặc dịch sởi xảy ra; trẻ 6-10 tuổi chưa được tiêm đủ mũi vắc xin chứa thành phần sởi theo quy định; trẻ 1-5 tuổi chưa được tiêm đủ mũi vắc xin chứa thành phần sởi thì được tiêm bù mũi (sử dụng vắc xin chứa thành phần sởi trong Chương trình tiêm chủng mở rộng theo Kế hoạch tiêm chủng mở rộng năm 2025).

Riêng trẻ đã tiêm đủ mũi vắc xin chứa thành phần sởi theo quy định; đã được tiêm vắc xin có chứa thành phần Sởi hoặc Sởi-Rubella hoặc vắc xin có chứa thành phần sởi và/hoặc rubella trong vòng 1 tháng trước khi triển khai chiến dịch thì không phải tiêm chủng.

Tại Kế hoạch này, UBND tỉnh cũng giao nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan, đơn vị và địa phương trong việc điều tra, lập danh sách đối tượng; truyền thông; cung ứng, tiếp nhận, bảo quản, vận chuyển vắc xin, tổ chức tiêm chủng; theo dõi, giám sát và báo cáo; giám sát hỗ trợ…

Tính đến ngày 14-3-2025, toàn tỉnh ghi nhận 1.902 ca sốt phát ban nghi sởi (173 ca dương tính xác định phòng xét nghiệm) xuất hiện ở 17 huyện, thị xã, thành phố. Trong đó, tập trung cao ở các huyện: Chư Sê, Krông Pa, Đak Đoa và một số địa phương khác cũng đang có chiều hướng gia tăng.

Có thể bạn quan tâm

Nguy cơ gia tăng bệnh dại mùa nắng nóng

Nguy cơ gia tăng bệnh dại mùa nắng nóng

(GLO)- Theo Bộ Y tế, từ tháng 4 đến tháng 8 là giai đoạn ghi nhận số ca tử vong vì bệnh dại cao nhất trong năm, đặc biệt là các tỉnh Tây Nguyên, miền Trung và miền Bắc. Riêng tại Gia Lai, từ đầu năm 2025 đến nay, các địa phương đã ghi nhận 3 ca tử vong do bệnh dại.

Rối loạn tâm thần gây nhiều hệ lụy cho gia đình và xã hội

Rối loạn tâm thần gây nhiều hệ lụy cho gia đình và xã hội

(GLO)- L.T.S: Tình trạng rối loạn tâm thần đang có chiều hướng gia tăng, gây ra nhiều hệ lụy cho gia đình và xã hội. Đáng chú ý, ngày càng có nhiều người, đặc biệt là giới trẻ phải điều trị các vấn đề sức khỏe tâm thần như: trầm cảm, stress, mất ngủ, rối loạn lo âu, loạn thần do rượu, ma túy…

Phát hiện virus khổng lồ ở Phần Lan

Phát hiện virus khổng lồ ở Phần Lan

Lần đầu tiên ở Phần Lan, các nhà nghiên cứu của Trung tâm Khoa học Nano thuộc Đại học Jyväskylä (Phần Lan) đã cô lập được một chủng virus khổng lồ và đặt tên là Jyvaskylavirus.

Căng thẳng dẫn đến nhiều chứng bệnh nguy hiểm

Căng thẳng dẫn đến nhiều chứng bệnh nguy hiểm

(GLO)- Hiện nay, nhiều người vẫn xem nhẹ căng thẳng, đôi khi không nhận ra bản thân đang gặp stress. Thế nhưng, theo các nghiên cứu, căng thẳng kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ trầm cảm, mất ngủ, thậm chí gây ra bệnh tự miễn dịch, ung thư, tim mạch.